Để nuôi dưỡng tử cung và cải thiện kinh nguyệt, các lương y thường khuyên chị em phụ nữ nên sử dụng nhiều 2 loại rau "đại bổ" dưới đây.
Khác với nam giới, hàng tháng cơ thể phụ nữ thường xuất hiện một "kỳ đèn đỏ", đây là triệu chứng báo hiệu cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Dù kinh nguyệt đem lại cho chị em cảm giác khó chịu, vướng víu nhưng theo một số nghiên cứu khoa học, phụ nữ thường "sống thọ" hơn so với nam giới vì họ có kinh nguyệt. Đồng thời, những người phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn sẽ có >sức khỏe sinh sản và tử cung khỏe mạnh hơn, trẻ lâu hơn.
Để nuôi dưỡng tử cung và cải thiện kinh nguyệt, các lương y thường khuyên chị em phụ nữ nên sử dụng nhiều 2 loại rau "đại bổ" dưới đây.
1. Rau ngải cứu
Dù là một loại rau dân dã nhưng ngải cứu có tác dụng vô cùng tốt cho sức khỏe phụ nữ, không thua kém bất kỳ loại thuốc bổ nào. Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Ngoài làm rau ăn, ngải cứu có thể được sử dụng để điều trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giúp an thai. Đặc biệt, ngải cứu là loại rau rất tốt để thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hoà kinh nguỵệt cho chị em phụ nữ.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), chị em có thể sử dụng rau ngải cứu để điều hoà kinh nguyệt như sau: Trước ngày kinh dự kiến và những ngày đang có kinh, lấy 10g lá ngải cứu khô sắc với 200ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 2 lần/ngày, nếu khó uống có thể nêm một ít đường.
Ngoài ra, có thể ăn canh ngải cứu nấu thịt nạc để trị chứng kinh nguyệt không đều. Bạn chỉ cần lấy thịt lợn nạc băm nhỏ, đem tẩm ướp gia vị tùy thích rồi xào qua, nêm nước, đun sôi, sau đó cho rau ngải cứu vào đun sôi. Tắt bếp, bạn nêm thêm hạt nêm cho vừa miệng, ăn với cơm khi còn nóng.
Dù ngải cứu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng không nên dùng nhiều.
Lưu ý: Dù ngải cứu có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng không nên dùng nhiều. Cần thực hiện theo đúng liều lượng của bác sĩ. Trong ngải cứu có thành phần độc tố, chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khi khỏi bệnh cần ngừng ngay. Tránh sử dụng như một loại rau ăn thông thường.
2. Rau diếp cá
Rau diếp cá dù có mùi tanh khó chịu nhưng lại được các chuyên gia trong Đông y sử dụng điều trị bệnh vặt rất hiệu quả.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, diếp cá có vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông lâm…
Từ rau diếp cá, bạn có thể sử dụng để trị đau mắt đỏ, chữa viêm tắc tuyến sữa, chữa tiểu dắt, đái buốt, trị dị ứng, mẩn ngứa, đơn sưng, mề đay, viêm âm đạo... và đặc biệt là điều hoà kinh nguyệt.
Từ rau diếp cá, bạn có thể sử dụng để trị đau mắt đỏ, chữa viêm tắc tuyến sữa, chữa tiểu dắt...
Cách dùng diếp cá điều hoà kinh nguyệt: Diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
Lưu ý: Theo các chuyên gia, rau diếp cá tính hàn nên người có tạng người hư hàn không nên dùng. Để tránh những rủi ro không đáng có nên tham khảo ý kiến của chuyên gia Đông y trước khi sử dụng.