Phòng tránh cũng giống như chữa bệnh, bạn cần lên một chế độ sinh hoạt hợp lí và khoa học để dạ dày của bạn được nghỉ ngơi đúng mức, tránh tình trạng đau dạ dày, sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.
Đau dạ dày là tình trạng xuất hiện ở mọi đối tượng, gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như công việc.
Nguyên nhân >đau dạ dày
Đau dạ dày là một triệu chứng phổ biến, đại diện cho nhiều căn bệnh khác nhau. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân chính để “diệt tận gốc”. Một số nguyên nhân thường gặp khiến dạ dày của bạn khó chịu là:
- Tụ khí ga: Khí ga tích tụ trong dạ dày khiến nó căng chướng lên, gây đau nói ở bụng trên.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Với mỗi người, biểu hiện của IBS lại khác nhau những đa phần nó khiến bạn bị đau bụng và đau dạ dày.
- Loét dạ dày: Đôi khi căn bệnh này được gọi là loét dạ dày tá tràng, gây ra những cơn đau bụng dữ dội, đặc biệt là khi dạ dày bị đầy hơi hoặc chứa nhiều axit. Do đó, các cơn đau thường xuất hiện giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm.
- Viêm túi thừa: Tình trạng này gây ra các túi mô nhỏ, phồng lên và phát triển trên lớp lót của hệ tiêu hóa. Ngoài biểu hiện là đau dạ dày, viêm túi thừa còn có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, sốt, đau bụng, …
- Trào ngược axit: Đây là kết quả của việc ăn quá nhiều, uống quá nhanh, nằm ngay sau khi ăn, ăn thực phẩm có khả năng gây trào ngược dạ dày … Các loại thực phẩm đó bao gồm đồ ăn cay, ngọt, có chứa nhiều cà chua. Nếu trào ngược axit mãn tính hoặc trào ngược axit cấp tính xuất hiện nhiều hơn 1 lần/ tuần tức là bạn đang gặp phải rắc rối lớn, bởi đây có thể là biểu hiện của viêm và sẹo thực quản, chảy máu hoặc loét thực quản.
- Sỏi mật: Những viên sỏi phát triển trong túi mật có thể khiến dạ dày bạn đau đớn nếu chúng chặn vào ống dẫn mật. Những bữa ăn lớn hoặc chứa nhiều chất béo (đa phần là bữa tối) sẽ là cơ hội tốt để khiến chúng xuất hiện, khi bạn đang ngủ cũng vậy.
Dấu hiệu, triệu chứng đau dạ dày
Những triệu chứng dưới đây là đại diện tiêu biểu cho bệnh đau dạ dày, tuy nhiên chúng cũng có thể là dấu hiệu cho nhiều căn bệnh khác.
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực thượng vị;
- Nóng rát râm ran vùng ngực;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu;
- Ợ hơi, ợ chua hoặc ợ ra chất đắng;
- Mệt mỏi, chán ăn;
- Xuất huyết dạ dày, …
Chữa đau dạ dày
Bằng Đông y
Thuốc Nam ẩn chứa vô số những bài thuốc hay ho, lành tính và đặc biệt là gần gũi với chúng ta, có thể tự bào chế với những thảo dược có trong vườn. Một số bài thuốc đặc biệt dành cho bệnh dạ dày là:
- Nghệ (phơi khô tán bột), mật ong. Trước bữa ăn khoảng 15-20 phút lấy 10g bột nghệ hòa với 10g mật ong và 100 ml nước sôi để nguội uống, ngày 2-3 lần.
- Hoàng kỳ 8g, gừng sống 5 lát, hương phụ 12g, quế chi 12g, bạch thược 10g, đại táo 16g, cao lương khương 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Lá khôi 10g, nhân trần 12g, chút chít 10g, lá khổ sâm 12g, bồ công anh 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30 g với nước sôi để nguội.
- Hoắc hương 12g, củ sả 8g, vỏ quýt 8g, mộc hương 12g, gừng tươi 12g, hạt cải 12g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bằng Tây y
- Cacbonate monosodique, Natri, Cacbonate Canxi: đây là loại thuốc liều cao giúp trung hòa môi trường dạ dày nhanh, chống lại acide ion (-).
- Polisilane gel, Phossphalugel, Barudon, Oxthazain: Thuốc này có tác dụng chống acide ion (+), uống sau khi ăn để duy trì độ pH thích hợp cho môi trường trong dạ dày.
- Metronidazol, Tinidazol: lĐây là thuốc kháng sinh, vậy nên khả năng nhờn thuốc có thể xảy ra khá cao, đồng thời một số tác dụng phụ cũng xuất hiện như đau bụng, buồn nôn, ...
- Amoxicilline: Tác dụng chính là tiêu diệt vi khuẩn HP, nổi tiếng với khả năng không gây ra tác dụng phụ và hiện tượng kháng thuốc tính đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào.
- Clarithromycin: Cũng giống như Amoxicilline, loại thuốc này thậm chí còn có thể kháng vi khuẩn HP ở mức độ cao hơn.
Đau dạ dày nên ăn gì?
Lựa >chọn thực phẩm là yếu tố quan trọng, như một phương pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh đau dạ dày. Một số lưu ý bạn nên tham khảo khi lựa chọn thức ăn cho bệnh nhân mắc chứng này là:
- Thực phẩm ấm nóng giúp tiêu hóa dễ dàng hơn;
- Thực phẩm dạng sệt, không quá khô cũng không nên quá lỏng;
- Những món ăn chế biến theo phương pháp luộc, hấp, om thay vì chiên, xào;
- Sữa và trứng giúp trung hòa axit dạ dày;
- Thực phẩm được nấu chín kĩ, thái nhỏ hoặc nghiền nát.
Đau dạ dày kiêng gì?
Những món ăn được coi là kẻ thù của bệnh nhân mắc chứng bệnh này là thực phẩm có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, bao gồm các món có vị chua, cay, nước ngọt có ga và các chất kích thích hoặc chứa cồn như rượu, bia, thuốc lá, …
Bạn cũng cần tránh những loại đồ ăn quá lạnh, mới lấy ra từ tủ lạnh như nước đá hoặc hoa quả ướp lạnh. Mỗi ngày hay chia nhỏ các bữa ăn ra thay vì ăn một bữa lớn như ngày trước, tránh khiến cho dạ dày bị quá tải.
Đau dạ dày uống thuốc gì?
Việc lựa chọn thuốc uống để điều trị căn bệnh này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, vậy nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ thay vì tự ý mua thuốc. Tuy nhiên, đau dạ dày thường được sử dụng các loại thuốc sau để điều trị:
- Thuốc kháng axit;
- Thuốc ức chế sự bài tiết của axit clohydric và pepsin trong dạ dày;
- Thuốc ức chế H+/K+- ATPase (bơm proton),
- Thuốc kháng sinh diệt Hp (Helicobacter pylori) trong dạ dày, …
Đau dạ dày có nên uống sữa?
Hiện nay, nhiều người vẫn giữ suy nghĩ là sữa tươi hoặc các thực phẩm chứa sữa (bao gồm sữa chua, váng sữa, phô mai, …) sẽ khiến tình trạng dạ dày trở nên tồi tệ hơn do tăng lượng axit dịch vị. Điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi sữa là môi trường trung tính, kể cả khi lên men cũng chỉ tăng PH axit nhẹ nên hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến dạ dày. Hơn nữa, trong sữa chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ phát triển cơ thể, nên không có lí do gì khiến bạn ngừng uống sữa khi đau dạ dày cả.
Đau dạ dày có nên ăn chuối?
Chuối là một loại quả đắt đỏ ở những nước phương Tây, một phần là do thị trường khan hiếm, nhưng chủ yếu nằm ở những vitamin và dưỡng chất có trong loại quả “vàng” này. Đạm, bột đường, nước, vitamin C, vitamin B1, manga, sắt, kali, … đều hội tụ đủ ở đây. Nổi bật nhất là kali có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp điều trị viêm loét dạ dày, bảo vệ viêm mạc và thành dạ dày.
Nhưng đó chỉ là chuối chín, còn chuối xanh, chuối chưa chín hẳn sẽ khiến bệnh tình thêm nặng. Chúng khiến bụng dạ cồn cào, đầy hơi, khó tiêu, …
Đau dạ dày khi mang thai
Khi thai nghén, những món ăn khoái khẩu của các >mẹ bầu thường ảnh hưởng xấu đến dạ dày, ví dụ như cóc, mận, muối ớt, … Chế độ ăn như vậy khiến dạ dày đau đớn dữ dội, kèm thể trạng yếu ớt dễ khiến thai phụ mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Vậy nên, các bà mẹ trong giai đoạn mang thai cần chú trọng thực phẩm mà mình ăn, lựa chọn những món ăn lành mạnh và tốt cho hệ tiêu hóa để giảm thiểu khả năng mắc căn bệnh dạ dày này.
Cách phòng tránh đau dạ dày
Phòng tránh cũng giống như chữa bệnh, bạn cần lên một chế độ sinh hoạt hợp lí và khoa học để dạ dày của bạn được nghỉ ngơi đúng mức.
Căn bệnh này đại diện cho thói quen ăn uống không lành mạnh và chế độ sinh hoạt chưa phù hợp, vậy nên phương pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu khả năng gặp phải tình trạng dạ dày bị đau là:
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa;
- Nhai kĩ, không nuốt vội vàng;
- Chia thành nhiều bữa nhỏ tránh tình trạng dạ dày bị quá tải;
- Hạn chế ăn đồ chua, cay, nóng, lạnh quá mức;
- Hạn chế uống bia, rượu, đồ uống có cồn và thuốc lá cũng như các chất kích thích khác;
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau;
- Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya.