Ngày càng có nhiều người Việt bị các bệnh đột tử, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, nguyên nhân chủ yếu đến từ lối sống công nghiệp hiện nay.
Số ca tử vong do không lây nhiễm tăng
Tại Hội thảo phòng chống bệnh không lây nhiễm lần thứ VIII, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hàng năm và vẫn đang tiếp tục tăng.
Ở Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc các bệnh không lây nhiễm gây ra 73%, trong số đó có đến 40% tử vong trước 70 tuổi, khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư.
Bên cạnh đó, các bệnh không lây nhiễm còn gây tàn phế nặng nề, rối loạn tâm thần, trầm cảm, sa sút trí tuệ, tỷ lệ trẻ em mắc tự kỷ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh: Vẫn còn 45% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ >dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân béo phì không ngừng tăng.
Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (9,4gram/ ngày), tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%...
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong năm 2016, bệnh không lây nhiễm gây ra 71% (41 triệu) trong tổng số 57 triệu người tử vong trên toàn cầu, nguyên nhân chính gây ra các tử vong do bệnh không lây nhiễm thì bệnh tim mạch chiếm 44%, ung thư chiếm 22%, bệnh phổi mạn tính chiếm 9%, đái tháo đường chiếm 4%.
Theo WHO, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% ung thư có thể phòng ngừa được thông qua ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá.
Sai lầm trong ăn uống
Trước thực tế bệnh không lây nhiễm đang gia tăng hiện nay, PGS Tạ Văn Bình – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương cho rằng hiện nay rất nhiều người nghĩ rằng ăn sướng là hạnh phúc, ăn uống đầy đủ là thịnh vượng nhưng hoàn toàn sai lầm.
Thực tế chế độ ăn tốt cho >sức khỏe nhất là chúng ta đang ăn sáng thật ngon, ăn trưa thật no, ăn tối ăn ít. Nhưng người bây giờ người ta hầu như đều làm trái lại, buổi sáng thì ăn qua loa. Đến buổi trưa ăn để đối phó, buổi tối mới là bữa thịnh soạn, đây chính là gốc rễ của tất cả các bệnh tật.
PGS Bình cho biết, ăn sáng cũng giống như bạn uống thuốc bổ vậy, là bữa ăn quan trọng nhất. Vì vậy bữa sáng cần ăn những loại thức ăn bổ dưỡng nhất. Bữa ăn chính nhất thiết cần phải có rau và trái cây. Nếu bữa ăn sáng dinh dưỡng không đủ tốt, cho dù bạn ăn bù lại buổi trưa và buổi tối cũng không thể bù lại nổi.
Không chỉ ăn uống vô độ, chế độ ngủ nghỉ cũng khác thường. Theo hoạt động sinh lý chúng ta cần đi ngủ sau 21 giờ tối nhưng hiện nay thì ngược lại đặc biệt ở giới trẻ 4 - 5 h sáng mới ngủ và thức dậy vào 11h trưa. Điều này gây ra rất nhiều bệnh từ ung thư tới tim mạch. Đặc biệt, rối loạn thói quen nhịp sinh học kéo dài còn có nguy cơ đột tử.
Không chỉ trái ngược với quy luật sinh học tiêu hao năng lượng, hoạt động của cơ thể, việc đơn giản để bồi đắp cho cơ thể phòng bệnh đó là uống nước đầy đủ. Tuy nhiên, bây giờ nhiều người thậm chí còn không có thói quen uống nước, khát nước rồi mới uống. T
Bác sĩ Bình khẳng định, nước cũng chính là nguồn sống, đừng trông chờ khi cơ thể cần mới bồi đắp. Có thể uống trà, uống các nước khác thay nước tinh khiết nhưng đảm bảo đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
"Để duy trì sức khỏe tốt: Hay thực hiện điều đầu tiên, chắc chắn ăn đủ 3 bữa ăn, thứ hai hãy chắc chắn ngủ đủ 8 giờ ngày và cuối cùng kiên trì tập thể dục hàng ngày khoảng nửa giờ. Thực tế vì quá lười vận động, đôi chân không chịu đi nên ngày càng có nhiều người bị bệnh hơn", PGS Bình khuyến cáo.