Hiện nay, nước trái cây được đóng gói bao bì rất sạch sẽ và được bày bán rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng khi uống nước trái cây nếu bản thân đang mắc một căn bệnh nào đó.
Ngày càng có nhiều người lựa chọn uống nhiều loại nước trái cây để bồi bổ cho >sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp một người đang mắc bệnh nào đó, cần phải hết sức cẩn thận vì bất kỳ thành phần nào đó trong nước trái cây có thể gây trầm trọng hơn đến sức khỏe. Hãy cùng nhau tìm hiểu về những lưu ý khi uống nước trái cây.
Nếu bạn đang bị bệnh liên quan đến thận, hãy tránh nước táo và nước ép hành tây.
Nước ép táo và nước ép hành tây là những loại nước trái cây tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, vì cả hai loại nước trái cây này đều chứa nhiều kali nên nếu bạn bị bệnh thận, hãy tạm ngừng uống cho đến khi điều trị khỏi. 100g táo và 100g hành tây chứa lần lượt 146mg và 144mg kali. Lê là một loại trái cây thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm nhờ vào lợi ích tốt cho sức khỏe, 100g lê sẽ chứa 100 mg kali. Khi một người bị bệnh thận không ngừng ăn thực phẩm có nhiều kali, nồng độ kali trong cơ thể không được kiểm soát, dẫn đến tình trạng kali bị tích tụ trong cơ thể. Điều này có thể gây ra một số vấn đề xấu, bao gồm cả nhịp tim nhanh.
Nước trái cây cũng nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cũng được khuyến cáo không nên uống nước ép trái cây để kiểm soát lượng đường trong máu. Tùy thuộc vào từng loại nước trái cây, nhưng hầu hết các loại nước này đều chứa 10g đường trong mỗi loại. Lượng đường này chiếm 1/5 lượng đường tiêu thụ hàng ngày (50g) theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tăng mạnh nếu họ uống nước trái cây đặc có nhiều đường. Không riêng gì những bệnh nhân tiểu đường, người bình thường nếu uống nước trái cây sau bữa ăn, lượng đường trong máu có thể tăng cao hơn.
Những người có dạ dày yếu (không tốt) càng nói “KHÔNG” với nước tỏi
Nếu dạ dày của bạn yếu hoặc bị viêm dạ dày, hãy tránh uống nước ép tỏi. Điều này là do thành phần allicin trong tỏi có thể gây kích ứng thành dạ dày, gây ra chứng khó tiêu và ợ chua. Đặc biệt, nước ép tỏi có hàm lượng allicin cao hơn tỏi sống, vì vậy những người ăn nhiều tỏi thường xuyên nên hạn chế để bảo vệ dạ dày.
Nước trái cây đóng gói dù tốt cho cơ thể nhưng cũng chỉ dùng 1 hoặc 2 lần / ngày
Khi mua hoặc tặng nước trái cây đóng gói, hãy kiểm tra kỹ tình trạng bệnh hiện tại của người uống cùng với nguyên liệu và hàm lượng được ghi trên bao bì. Nên sử dụng các sản phẩm chứa ít đường và không chứa chất tạo màu tổng hợp hoặc chất bảo quản. Chỉ nên dùng 1-2 lần/ngày sau bữa ăn, quan sát sự thay đổi của cơ thể sau 2-3 tháng sử dụng sản phẩm. Uống hai hoặc nhiều loại nước trái cây đóng gói cùng một lúc có thể gây ảnh hưởng xấu cho dạ dày, vì vậy hãy cẩn thận khi sử dụng.