Nghĩ tới tiểu đường, chúng ta thường cho rằng chỉ người có tuổi, người già mới bị. Nhưng ngày nay, tỉ lệ người trẻ mắc tiểu đường ngày một cao, nguyên nhân chủ yếu tới từ việc ăn uống, sinh hoạt.
Mới đây, trường hợp một nữ sinh viên năm 2 ở Trùng Khánh (Trung Quốc) qua đời vì tiểu đường đã khiến nhiều người hết sức hoang mang. Nguyên nhân là do không kiểm soát được lượng đường huyết do gặp biến chứng của tiểu đường sau khi chỉ số đường huyết tăng quá cao.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Thời đi học, cô gái này thường ăn uống bừa phứa, ăn theo khẩu vị.
Những thứ cô thích lại toàn những đồ có khả năng làm tăng đường huyết. Nguy hiểm hơn, cô gái này không bao giờ đi khám >sức khỏe định kỳ nên không biết mình có bệnh. Vì thế, suốt một quãng thời gian dài, chỉ số đường huyết cứ ở mức cao mới dẫn tới biến chứng. Từ đó gây nên cái chết thương tâm của cô gái trẻ.
Các bác sĩ cũng rất lấy làm đáng tiếc và đưa ra nhiều cảnh báo. Họ hy vọng rằng sau trường hợp của cô gái này, mọi người sẽ biết ý thức hơn trong vấn đề ăn uống. Các bác sĩ phát hiện ‘thủ phạm’ gây bệnh không ai khác chính là những thứ thực phẩm quen thuộc mà chúng ta vẫn thường ăn.
Những thực phẩm ăn nhiều gây nguy cơ tiểu đường
Đồ ăn nhanh
Những món ăn nhanh là lựa chọn hàng đầu của chúng ta khi đói. Tuy nhiên, những món này đều giàu chất béo, calo và muối. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2, khiến bạn khó giảm cân, tăng đường huyết.
Theo một nghiên cứu, người bình thường khỏe mạnh ăn một bữa đồ ăn nhanh đầy dầu mỡ khiến đường huyết tăng 32%. Đồ ăn nhanh nhiều muối cũng khiến đường huyết tăng cao. Điều này vô cùng nguy hiểm với bệnh nhân bị tiểu đường - những người mà Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho rằng dễ qua đời vì bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần người bình thường.
Mì gói
Mì ăn liền là món khoái khẩu của nhiều người vì ngon, rẻ, tiện lợi. Tuy nhiên, mì gói được làm từ tinh bột tinh chế đã bị loại bỏ hết chất xơ hòa tan. Khi chúng ta ăn vào, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu đường vào máu khiến đường huyết tăng lên nhanh hơn. Đó là lý do vì sao mà mì gói ‘độc’ với người bị tiểu đường còn hơn gạo trắng.
Đồ uống có gas
Uống quá nhiều đồ uống có gas sẽ gây nên hiện tượng đề kháng insulin. Sau đó làm rối loạn chuyển hóa đường và năng lượng đường.
Nghiên cứu y tế cho thấy, những người thường xuyên uống từ 1 – 2 lon nước ngọt có gas mỗi ngày sẽ có 26% nguy cơ mắc >bệnh tiểu đường, uống 1 lần/ngày sẽ có 15% nguy cơ. Với bệnh nhân tiểu đường mà uống thì sẽ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm, uy hiếp tới tính mạng.
Các loại thịt đỏ và chế phẩm từ sữa giàu chất béo
Thịt đỏ và chế phẩm từ sữa giàu chất béo có chứa nhiều chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch. Hiệp hội tiểu đường Mỹ từng khuyến cáo: Chúng ta nên hạn chế hấp thu chất béo bão hòa, không được để nó vượt mức 7% trên tổng số calo tiêu thụ hàng ngày, nếu vượt quá thì nguy cơ bị bệnh là rất cao.
Nước ép trái cây
Nước ép trái cây đóng chai hay nguyên chất cũng đều chứa rất nhiều đường, ít chất xơ, có thể khiến nồng độ đường huyết bị biến động, không tốt cho bệnh tiểu đường. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo thay vì uống, bạn hãy ăn trái cây thì sẽ tốt hơn.