Những năm gần đây, các ca bệnh qua đời vì đột quỵ ngày càng nhiều làm gióng lên hồi chuông báo động về việc chăm sóc và quan tâm đến cơ thể một cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ.
Cố nghệ sĩ >Chí Tài ra đi vì đột quỵ: Những dấu hiệu nhận biết khi cơn đột quỵ chuẩn bị kéo đến, không một ai là ngoại lệ.
Cố nghệ sĩ Chí Tài đang đi cầu thang thì đột quỵ và mất ở tuổi 62
Ngày 9/12/2020, sự ra đi của nam nghệ sĩ Chí Tài ở tuổi 62 khiến khán giả tràn ngập trong sự tiếc nuối và xót thương. Theo thông tin được tiết lộ, nam diễn viên hài bỗng lên cơn đột quỵ khi đang đi cầu thang bộ ở khu chung cư anh sinh sống. Điều đáng nói là nghệ sĩ Chí Tài không có dấu hiệu bất thường nào về sức khở trước đó.
Trong những năm trở lại đây, bệnh đột quỵ ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Nhiều người thường bỏ qua và phớt lờ đi các dấu hiệu báo trước của đột quỵ. Điều đáng tiếc cho những ca đột quỵ là thường đến bệnh viện muộn. Kết quả là họ mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại những hệ lụy đáng tiếc.
Vậy nên, dưới đây là 7 dấu hiệu nhận biết quan trọng của đột quỵ mà bất kỳ ai cũng nên chú ý.
1. Đột nhiên đứng không vững
Trước khi bị đột quỵ, cảm giác hoa mắt, chóng mặt sẽ nhanh chóng kéo đến, kèm theo đó là tình trạng tê bì một bên chân gây ra trạng thái đứng không vững.
2. Có dấu hiệu liệt một bên người
Trước khi đột quỵ, con thường cảm thấy mệt mỏi bất thường, tê liệt một bên người, chủ yếu xuất hiện ở tay và chân. Vì lúc đó rất có thể 1 trong 2 nửa bán cầu não đang bị xuất huyết gây ra trạng thái tê liệt cho bên cơ thể còn lại.
3. Mất thị lực một bên mắt
Tuy không rõ ràng và phổ biến như 2 dấu hiệu trên nhưng việc đột ngột mất thị lực một bên cũng là một dấu hiệu báo động cho cơ thể chuẩn bị đột quỵ. Khi gặp triệu chứng này, người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt.
4. Méo mặt
Việc méo mặt hay nói cách khác là bị liệt hoạt động một bên cơ mặt, gây khó khăn trong việc biểu hiện cảm xúc cũng là một dấu hiệu của đột quỵ. Nhưng đồng thời méo mặt cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nên cần phải đi gặp chuyên gia để được tư vấn nếu xảy ra hiện tượng trên.
5. Cười không đối xứng
Người bình thường khi cười có các chuyển động miệng và cơ mặt khác với người bị đột quỵ. Đối với những người bị đột quỵ, khi nở nụ cười, một góc miệng sẽ không di chuyển do đã bị liệt một nửa người.
6. Không thể nhấc tay lên
Nếu một người đột quỵ, họ sẽ không có khả năng hoạt động nhiều. Yêu cầu ai đó nhấc tay lên theo góc 90 độ và giữ trong 5 giây, người chuẩn bị đột quỵ sẽ không làm được, cánh tay sẽ bị rơi xuống.
7.Khó nói chuyện
Việc môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh nhân tiền đột quỵ. Để kiểm tra, chỉ cần nói đi nói lại 1 cụm từ bất kỳ để xem phản ứng của cơ thể.
Khoảng thời gian vàng cứu người đột quỵ là 6 giờ kể từ khi phát bệnh, 3 giờ đầu có thể coi là thời gian kim cương. Vậy nên, khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ về tình trạng >sức khỏe, cần kiểm tra y tế ngay lặp tức để tránh các trường hợp xấu nhất.