Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt cảnh báo những bệnh nguy hiểm nào? Tình trạng này có nguy hiểm không và làm sao để hết ngứa? Đây là những câu hỏi thường gặp nhất khi mọi người gặp phải tình trạng ngứa này. Đọc ngay thông tin trong bài viết sau để có thông tin chính xác!
Các bệnh ngoài da hay các bệnh da liễu thường gây ra các phản ứng nổi mẩn đỏ, ngứa, tạo các vết đỏ có thể lớn thành từng vệt hoặc các vết >nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt. Vậy những vết mẩn đỏ gây khó chịu này, có thể là biểu hiện bệnh lý của những căn bệnh nào?
Các bệnh về da liễu gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa thường gặp đó là:
Viêm da dị ứng do cơ thể tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài như nấm mốc, bụi bẩn, thực phẩm chứa độc tố, lông chó mèo, phấn hoa,… Khi cơ thể tiếp xúc với những yếu tố này sẽ làm giải phóng các kích thích phản ứng quá mẫn tại da và gây ra các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban, nổi mề đay. Ngoài ra còn thường đi kèm với các triệu chứng là hắt hơi, chảy nước mũi, sưng phù mặt,…
Ghẻ là tình trạng bệnh do ký sinh trùng ghẻ (sarcoptes scabiei hominis) gây nên. Bệnh nhân sẽ bị ngứa dữ dội, phát ban và cơn ngứa thường nặng hơn vào ban đêm. Ban đầu, chỉ thường xuất hiện những nốt nhỏ, đỏ màu nhạt trên da gần giống với nốt muỗi đốt, nhưng theo thời gian, dần dần các nốt đỏ này sẽ hình thành các mụn nước. Đặc biệt, các mụn nước này thường xuất hiện ở kẽ ngón tay, lòng bàn tay, cổ tay, quanh thắt lưng, rốn, mặt trong đùi hay lòng bàn chân.
Chàm là một bệnh da liễu khá phổ biến, bệnh mãn tính và có biểu hiện đặc trưng là da nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban rất khó chịu. Đến hiện tại, chàm vẫn chưa xác định được nguyên nhân, nên không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm nhẹ triệu chứng.
Ngoài những nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt như trên thì bạn cũng cần phải cảnh giác vì có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Một số bệnh như tiểu đường, suy tuyến giáp, lupus ban đỏ, bệnh gan, hiv,… cũng có các biểu hiện nổi mẩn đỏ và ngứa như những nốt muỗi đốt. Cụ thể như sau:
Tiểu đường là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat kho insulin của tụy bị thiếu, đặc trưng với mức đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh lý này ảnh hưởng đến rất nhiều các cơ quan trong cơ thể và có thể gây ngứa, căn bệnh này sẽ biến chứng suy gan, suy thận và gây ngứa do sự ứ đọng của chất ure và bilirubin.
Ngoài ra, lượng đường trong máu cao còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, da không được cung cấp chất >dinh dưỡng nên gây viêm da, viêm chân lông, nhiễm nấm cũng tạo nên tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn như bị muỗi đốt.
Tuyến giáp là cơ quan quan trọng đảm nhiệm vai trò truyền tín hiệu điều khiển quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu cơ quan này bị suy yếu, cơ thể sẽ chịu những tác động tiêu cực – trong đó đặc biệt là tổn thương về da. Làn da của bệnh nhân bị suy giáp thường rất mẫn cảm và dễ nổi mẩn ngứa, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ và dị ứng, ngứa ngáy khắp toàn thân, vô cùng khó chịu.
Lupus ban đỏ là bệnh lý do tình trạng rối loạn miễn dịch của cơ thể người gây ra, đây là một bệnh lý tự miễn do hệ miễn dịch tự chống lại chính các cơ quan trong cơ thể. Hệ miễn dịch ở người bị lupus ban đỏ không thể nhận biết được sự khác biệt giữa các tế bào của cơ thể với các tác nhân gây hại bên ngoài. Chính vì vậy, hệ miễn dịch ở bệnh nhân lupus ban đỏ sẽ tạo ra kháng thể để tấn công vào các cơ quan khỏe mạnh, trong đó, da là cơ quan đầu tiên bị tấn công.
Bệnh nhân lupus ban đỏ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: nổi cục, nổi mẩn ngứa, ban đỏ ở vùng da cổ, bàn tay, nổi mề đay, da bong vẩy nến, viêm da, loét da,…
Khi bị nhiễm giun sán (đặc biệt sán chó) có thể khiến da bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi mụn nhỏ khắp người,… Tình trạng ngứa này rất dễ bị nhầm lẫn với dị ứng nên nhiều người hiểu lầm. Nếu không phát hiện, can thiệp sớm, giun sán có thể gây ra tắc ống mật khiến toàn thân nổi mẩn ngứa, khó chịu và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.
Gan vốn đảm nhiệm vai trò chuyển hóa chất và đào thải những chất độc hại trong các loại thực phẩm đưa vào cơ thể. Các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao,… khiến gan bị suy giảm chức năng hoạt động. Khi gan bị suy giảm chức năng thì không thể hoàn thành nhiệm vụ thải độc, vì thế mà một số độc tố bị tích tụ trong cơ thể và làm phát sinh phản ứng ở trên da, từ đó gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt ở khắp cơ thể.
Nổi mẩn ngứa, phát ban, các vết mẩn đỏ,… là các triệu chứng sớm ở người nhiễm HIV. Những triệu chứng này thường phát sinh trong giai đoạn cửa sổ, khi cơ thể nhận biết nhiễm trùng và tạo ra kháng thể HIV.
Khi gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt, cần phải làm gì để hết ngứa? Đây là câu hỏi mà ai cũng mong muốn được giải đáp để có thể giảm bớt cảm giác khó chịu vì những cơn ngứa gây ra. Để giúp hết ngứa, bạn hãy áp dụng những phương pháp sau đây:
Sử dụng thuốc là giải pháp làm giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa trên da và ngăn ngừa tình trạng lây lan ra phạm vi rộng hơn. Tùy vào từng trường hợp do nguyên nhân gì gây ra và tổn thương trên da như thế nào mà bác sĩ sẽ kê toa loại thuốc thích hợp.
- Nếu bị viêm da dị ứng: Sử dụng thuốc kháng histamine đường uống và điều trị thuốc bôi tại chỗ có thể làm giảm phản ứng ngứa và cải thiện tình trạng trên da.
- Nếu bị viêm da tiếp xúc: Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi chứa corticoid để làm giảm triệu chứng ngứa. Tuy nhiên cần sử dụng theo kê đơn của bác sĩ vì những chế phẩm có chứa corticoid có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm có thể phát sinh nêu bạn dùng sai cách.
- Nếu bị chàm và vẩy nến: Đây là các bệnh ngoài da mạn tính và khó điều trị. Bệnh có thể chỉ thuyên giảm và tái phát lại nhiều lần. Vì vậy, để điều trị hiệu quả thì bạn phải sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mặc dù việc sử dụng thuốc giúp làm giảm nhanh các triệu chứng trên da, tuy nhiên những loại thuốc này cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, khi sử dụng thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, và tốt nhất là các chị em nên đến bệnh viện để được khám và chữa bệnh theo cách hiệu quả nhất nhé!
Như đã nói ở trên, các bệnh lý như suy gan, suy giáp, lupus ban đỏ, tiểu đường hay nhiễm giun sán,.. cũng có thể gây ra triệu chứng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt. Chính vì vậy, khi bị tình trạng nổi mẩn ngứa, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng ngứa là do một trong số các bệnh lý này gây ra thì bạn cần phải điều trị các bệnh này một cách hiệu quả thì mới làm thuyên giảm tình trạng nổi mẩn gứa này.
Nếu triệu chứng mẩn ngứa đỏ trên da chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ ngay tại nhà. Đơn giản nhất là chườm mát trực tiếp tại vùng da bị ngứa, nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch máu, hạn chế máu được lưu thông đến khu vực da đang bị ngứa và tổn thương từ đó giảm nhanh hiện tượng đỏ, viêm, sưng, ngứa ngáy và khó chịu.
Cách chườm như sau: Bạn dùng một chiếc khăn sạch bọc đá viên vào và chườm lên vùng da đang nổi mẩn đỏ và ngứa trong khoảng 5 – 10 phút liên tục.
Nha đam cũng là một giải pháp tốt vì có đặc tính làm dịu da, giảm ngứa và sát khuẩn. Bạn chỉ cần sử dụng lá nha đam tươi hoặc dùng một lượng gel nha đam thoa lên vùng da mẩn ngứa nổi mẩn đỏ, sau đó để yên trong 10 phút và rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày 2 -3 lần thì các triệu chứng ngứa sẽ suy giảm nhanh chóng nhé!
Tóm lại, triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể chỉ là bệnh da liễu nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, khi áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà mà không thuyên giảm thì bạn cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám tìm nguyên nhân gây ngứa và được hướng dẫn phương pháp điều trị theo hướng thích hợp nhất, tuyệt đối không nên uống thuốc mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ nhé. Chúc các chị em nhanh chóng loại bỏ được những vết mẩn đỏ khó chịu này nhé.