Dầu dừa, nước cam,... luôn được đánh giá là lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên LiveLighter - một chương trình y tế của Úc, đã hợp tác với Hội đồng Ung thư Victoria và Quỹ tim mạch nhằm đưa ra chỉ dẫn về thực phẩm lành mạnh và thực phẩm không lành mạnh lại đưa ra một ý kiến hoàn toàn khác.
LiveLighter đã khảo sát 1,097 người ở độ tuổi 18-64 cùng với 134 chuyên gia >dinh dưỡng bang Victoria về 57 thực phẩm, đồ uống và yêu cầu họ đánh giá chúng "lành mạnh" hoặc "không lành mạnh". Kết quả khiến nhiều người bất ngờ vô cùng.
Dầu dừa vốn rất quen thuộc với mọi người với nhiều công dụng như dùng để dưỡng da, >làm đẹp hay nấu ăn và luôn được biết đến là >thực phẩm tốt cho >sức khỏe. Dù có tới 75% người lớn nói rằng chúng “lành mạnh’’, nhưng 85% các chuyên gia không đồng ý.
"Dầu dừa khá phổ biến trong một số chế độ ăn uống và được quảng cáo là lành mạnh. Tuy nhiên nó có hàm lượng chất béo bão hòa cao và dường như làm tăng cholesterol", Quản lý chiến dịch LiveLighter và chuyên gia dinh dưỡng Alison McAleese cho biết.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dầu dừa có thể tốt hơn một số chất béo động vật khác như bơ, nhưng chắc chắn nó không thể thay thế dầu thực vật như dầu oliu.
Nước cam được rất nhiều người coi là tốt, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng không đánh giá nước cam là lành mạnh. 71% người lớn nghĩ rằng loại đồ uống này tốt, trong khi 76% các chuyên gia y tế không ủng hộ.
Alison lý giải: "Các chuyên gia không cho rằng là khỏe mạnh bởi vì trong Hướng dẫn ăn kiêng của Úc, nó được khuyến cáo như là một lựa chọn thường xuyên, chứ không phải là cách thường xuyên để tiêu thụ trái cây vì có lượng đường rất cao".
Ngũ cốc được không ít người dùng để ăn sáng và thường được coi là một loại thực phẩm lành mạnh, cho bữa ăn sáng cân bằng. Nhưng thực tế thì nhiều loại phổ biến lại chứa đầy thành phần không lành mạnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trừ ngũ cốc nguyên hạt, đa số ngũ cốc đều làm tăng lượng đường trong máu, giải phóng insulin. Và nếu điều đó lặp lại mỗi ngày sẽ không tốt cho cơ thể. Mỗi phần ngũ cốc có thể nạp vào cơ thể bạn 400 calo.
Sữa chua ướp lạnh là một thực phẩm cũng gây không ít tranh cãi, với 62% người lớn tin rằng đó là thực phẩm khỏe mạnh nhưng 69% các chuyên gia y tế lại không đồng tình với điều này.
Alison giải thích: "Sữa chua đông lạnh có vẻ như là sữa chua, nhưng thực ra nó gần giống kem hơn là một loại sữa chua. Đặc biệt không ít người thường có xu hướng thêm topping cho sữa chua với kẹo và sô-cô-la’’.
Trong trái cây sấy khô dù có chất xơ nhưng chúng lại có hàm lượng đường cao. Đồng thời có thể chứa cả chất lưu huỳnh nhằm bảo quản sản phẩm lâu hơn. Ngoài ra, khi trái cây được sấy khô, nó chứa lượng calo gấp 3 lần so với trái cây tươi.
Vì vậy, trái cây tươi luôn là tốt nhất. Khi dùng trái cây tươi, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn mà hấp thụ tất đủ các chất dinh dưỡng bị mất trong quá trình sấy khô.
Bánh mì là đồ ăn sáng quen thuộc của rất nhiều người. Nhưng chúng được đánh giá là không lành mạnh bởi nếu nó không được làm 100% từ lúa mì, nó có thể chứa thêm bột nở. Bánh mì có bột nở sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.
Tốt nhất bạn nên dùng bánh mì có thành phần từ 100% lúa mì. Ngoài ra, bánh mì hỗn hợp từ các loại hạt và bánh mì đậu cũng là lựa chọn tốt. Hãy xem kỹ thành phần trên bao bì để lựa chọn loại bánh mỳ tốt cho sức khỏe của bạn.
Nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng những thực phẩm được đóng gói với mác "ít béo", ví dụ như sữa ít béo, phô mai ít béo,... sẽ giúp họ có thể thoải mái ăn uống mà không lo tăng cân, béo phì và thậm chí còn hỗ trợ giảm cân.
Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết thực phẩm gắn mác "ít béo" thường được thêm một số loại hóa chất khác. Những hóa chất này rất có hại cho cơ thể, thậm chí gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu dùng trong thời gian dài.