Tuổi thọ cao là kết quả của di truyền, sức khỏe tốt và cả sự cân bằng trong cuộc sống. Và cơ thể của bạn chỉ có thể được cân bằng, phát triển nếu những việc dưới đây được diễn ra trơn tru, đều đặn.
Trong cuộc sống, chúng ta hay được khuyên "sống chậm lại" để tận hưởng tất cả những thành quả do mình tạo ra. Nhưng đối với >sức khỏe, không phải lúc nào chậm chạp cũng là tốt. Tuổi thọ cao là kết quả của di truyền, sức khỏe tốt và cả sự cân bằng trong cuộc sống. Và cơ thể của bạn chỉ có thể được cân bằng, phát triển nếu những việc dưới đây được diễn ra trơn tru, đều đặn. Bằng không, đó là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đã có vấn đề, cần phải khắc phục sớm.
1. Thời gian để chìm vào giấc ngủ rất chậm
Giấc ngủ là hoạt động sinh lý quan trọng theo nhịp sinh học của cơ thể, chiếm trung bình khoảng 1/3 thời gian trong ngày. Với người khỏe mạnh, thời gian để chìm vào giấc ngủ của họ rất nhanh, đồng thời sẽ ít khi tỉnh giấc vào giữa đêm.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Sealy UK (Anh), những người ngủ trung bình 9 giờ và 10 phút mỗi đêm sẽ có diện mạo tươi trẻ, khỏe khoắn nhất vào ngày hôm sau.
Ngược lại, nếu mỗi đêm bạn đều trằn trọc trên giường quá 30 phút mà vẫn không thể ngủ được thì điều đó có nghĩa bạn đã mắc chứng mất ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ trở nên mệt mỏi, uể oải, giảm hiệu quả công việc. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một người có chất lượng giấc ngủ thấp thường đi kèm với suy nhược cơ thể, da xấu, giảm tuổi thọ, thậm chí hình thành ung thư.
2. Rất “chậm chạp” trong việc uống nước
Có câu nói: "Con người có thể nhịn ăn 3 tuần nhưng lại không thể nào nhịn uống đến 3 ngày", đó là lý do vì sao nước luôn được coi là "nguồn sống". Để duy trì sức khỏe tốt, chúng ta phải đảm bảo uống nước mỗi ngày, vào mùa hè hoặc khi vận động thể thao thì phải nhiều hơn nữa.
Để duy trì sức khỏe tốt, chúng ta phải đảm bảo uống đủ 2000ml nước mỗi ngày
Dù vậy, có rất nhiều người không hiểu được tầm quan trọng của việc uống nước, họ chỉ miễn cưỡng uống nước khi khát hoặc vì bận rộn mà trì hoãn hành động này. Khi thiếu nước ở mức độ nhẹ, cơ thể sẽ đối mặt với những biểu hiện khó chịu như mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt... Ở mức nghiêm trọng, bạn có thể hình thành sỏi thận hoặc nhịp tim nhanh, mê sảng, bất tỉnh, tiêu chảy nặng và/hoặc nôn... Điều đó cho thấy, nếu bạn muốn sống lâu và khỏe mạnh, hãy uống thật nhiều nước.
Những phụ nữ có âm đạo “sạch”, cả đời không viêm nhiễm thường có chung 7 bí quyết này: Đã là phái đẹp thì không thể không biết
3. Tiêu hóa chậm
Quá trình tiêu hóa ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nếu quá trình tiêu hóa không trơn tru, bạn sẽ cảm thấy đau bụng, đầy hơi, nấc cụt và mất cảm giác ngon miệng. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân gây táo bón, tiêu chảy... và giảm sự hấp thụ các chất >dinh dưỡng. Sau một thời gian dài, cơ thể sẽ thiếu dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, gây mệt mỏi, yếu ớt và ảnh hưởng tới tuổi thọ.
4. “Chậm chạp” trong việc đi tiểu tiện
Vì bận rộn, có rất nhiều người vẫn đang giữ thói quen nhịn tiểu mà không hề biết về những hệ lụy đáng kể mà nó có thể mang lại sẽ. Nước tiểu của con người được đựng trong bàng quang, cơ quan này có thể chứa được khoảng 420ml chất lỏng, tuy nhiên giới hạn này có thể tăng lên tới 800 ml nhờ khả năng co giãn của bàng quang.
Khi bàng quang căng đầy, bạn sẽ có cảm giác muốn đi tiểu. Việc thường xuyên kìm nén sự giải tỏa tự nhiên này có thể gây hại cho bàng quang, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận... Chính vì vậy dù trong bất kể trường hợp nào bạn cũng cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể.