Theo khảo sát, số người mắc bệnh ung thư dạ dày ngày càng tăng trong những năm gần đây, và nó cũng trở thành một loại bệnh có tỷ lệ tử vong ngày càng cao.

H. Hạnh (dịch) 19:40 07/05/2022

Ung thư dạ dày chủ yếu phát triển từ viêm dạ dày mãn tính kéo dài.

Đối với những người dạ dày không thoải mái, nên hình thành thoái quen kiểm tra >sức khỏe định kỳ đặc biệt đối với những người ăn uống không điều độ hoặc thích ăn đồ bỏ đi thì rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày.

Chăm sóc sức khỏe cho dạ dày là một quá trình diễn ra từ từ, điều quan trọng nhất để chăm sóc cho dạ dày của bạn là điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí, và với một số loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe đường tiêu hóa thì nên tránh càng xa càng tốt.

Món thứ nhất: BBQ

Đồ nướng là một món ăn phổ biến và cực kỳ yêu thích đối với đa số mọi người, bất kể là mùa nào mọi người đều có thể bắt gặp những món đồ nướng lề đường.

Thịt nướng sẽ tạo ra một số chất gây ung thư trong quá trình chế biến, chẳng hạn như benzopyrene, nitrosamine, các amin dị vòng, …

Các chất này đều là chất gây ung thư rất mạnh và có khả năng gây ung thư dạ dày, nhất là đối với những người bị viêm hay loét dạ dày, …

Đối với bản thân những người bị bệnh dạ dày, đồ ăn đồ nướng, khuyên các bạn nên nhanh chóng tránh xa.

Món thứ hai: Dưa chua

Dưa chua dường như đã trở thành món ăn kèm của nhiều người, và nhiều người thích ăn một chút dưa chua cho bữa sáng, tuy nhiên dưa chua cũng là thực phẩm chứa nhiều muối, dễ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Ăn phải thức ăn có nồng độ muối cao sẽ làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày và tăng tính nhạy cảm với các chất gây ung thư, theo các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều muối lâu dài sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày của con người và tăng nguy cơ viêm dạ dày, loét dạ dày.

Món thứ ba: Đồ chiên rán

Thực phẩm chiên rán được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ có nồng độ cao các hydrocacbon thơm dị vòng, trong đó có acrylamide, là chất gây ung thư rất mạnh và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột.

Ngoài ra, đồ chiên rán chứa nhiều chất béo, chúng đi vào dạ dày không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ.

Muốn giữ được sức khỏe cho dạ dày thì phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lí. Bạn có thể xem xét ăn những thực phẩm dưới đây thường xuyên, nếu thường xuyên tiêu thụ chúng có lẽ bệnh dạ dày của bạn sẽ dần được cải thiện.

Cháo:

Đối với những người bị dạ dày, các bác sĩ sẽ giải thích về chế độ ăn và khuyên nên ăn một chút cháo, vì cháo rất dễ tiêu hóa và có tác dụng rất lớn trong việc khắc phục các bệnh về dạ dày.

Chất pectin chứa trong bí đỏ có thể bảo vệ màng nhầy của đường ruột khỏi bị kích thích bởi thức ăn thô, thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét, rất thích hợp cho những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày.

Các thành phần chứa trong bí đỏ có thể thúc đẩy quá trình tiết mật, tăng cường sự nhu động của ruột tốt cho đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn, do đó, bạn có thể chế biến một số món cháo bí ngô, có tác dụng bồi bổ dạ dày rất tốt.

Bún:

Những người có dạ dày không tốt nên ăn nhiều mì một chút, thành phần chính của bún là cacbohydrat, có thể cung cấp đủ năng lượng cho chúng ta và cũng rất dễ tiêu hóa.

Bún có thể hút nhiều nước trong quá trình nấu, không chỉ giúp tăng cảm giác no sau khi ăn mà còn không làm tăng áp lực tiêu hóa cho dạ dày.

Nhưng khi ăn bún thì không được ăn đồ chua, hay ăn kết hợp cùng với các đồ cay, kích thích khác sẽ gây phản tác dụng, có thể nấu với một ít rau củ.

Trái cây:

Nếu nói đến những thực phẩm chính bạn cần chú ý, vậy thì việc ăn trái cây cũng cần chú ý. Đối với những người có dạ dày kém, bạn có thể ăn một ít cherry, đu đủ và nhãn.

Cherry rất giàu sắt, rất hữu ích cho việc bổ sung các chất >dinh dưỡng cần thiết cho lá lách, tiêu thụ thích hợp có thể đạt được hiệu quả tốt. Nhãn có thể làm ấm dạ dày và cung cấp dinh dưỡng cho lá lách, vì vậy ăn một số loại trái cây như vậy có thể giúp chăm sóc sức khỏe của dạ dày.

Các enzyme có trong đu đủ có thể giúp phân hủy, và tăng tốc độ hấp thụ protein, có thể làm giảm bớt chứng khó tiêu và viêm dạ dày. Đu đủ cũng có thể giúp chữa đau dạ dày. Nhưng không nên ăn đu đủ khi bụng đói.

 

Những người có dạ dày không được tốt có thể thường xuyên ăn những món này, điều này có thể giúp phục hồi các bệnh về dạ dày một cách từ từ. Ngoài ra, khi bạn cảm thấy khó chịu ở dạ dày, tốt nhất là đi khám kịp thời.

Ví dụ như: đau bụng, trúng gió, tiêu chảy, bệnh hôi miệng, buồn nôn, mất cảm giác thèm ăn, … Có thể do nhiễm trùng dạ dày và xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter pylori. Hy vọng bạn đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời, đừng để nó kéo dài.

Để duy trì sức khỏe của đường tiêu hóa, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, bạn cũng nên thực hiện các bài tập thể dục phù hợp, vì tập thể dục có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, tống chất độc và chất thải ra khỏi cơ thể, giảm áp lực lên đường tiêu hó. Và niêm mạc dạ dày sẽ từ từ phục hồi, cơ thể ngày càng khỏe mạnh hơn.

H. Hạnh (dịch) | Theo Phụ nữ sức khỏe