Sức khỏe của vùng kín liên quan trực tiếp khả năng sinh sản và giữ lửa chuyện ấy của vợ chồng. Vậy đâu là những dấu hiệu chứng tỏ vùng kín của bạn đã bị nhiễm bệnh?
Ngứa ngáy và nóng rát
Theo các chuyên gia >sức khỏe, khi bạn cảm thấy >vùng kín ngứa và nóng rát thì rất có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng. Vi khuẩn gây hại nhiều hơn vi khuẩn có lợi trong âm đạo sẽ gây ra sự mất cân bằng. Và biểu hiện ra bên ngoài là triệu chứng ngứa rát, bạn cần phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
Vùng kín bốc mùi nặng
“Chỗ ấy” của chị em bình thường cũng có mùi, nhưng nếu bạn nhận thấy mùi khó chịu, thậm chí lây sang cả đồ lót của bạn thì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
Chất tiết dịch âm đạo đổi màu và ra nhiều
Tiết dịch âm đạo là cơ chế tự nhiên của cơ thể để bôi trơn vùng kín và loại bỏ các vi khuẩn có hại ra ngoài. Chất tiết dịch âm đạo bình bình thường sẽ có màu trắng trong và không gây mùi khó chịu. Tuy nhiên, nếu tiết dịch âm đạo có màu nâu hoặc đỏ vào những ngày bình thường, không trong kỳ kinh nguyệt thì bạn hãy tìm đến bác sĩ ngay. Bởi đó có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung.
Chảy máu bất thường
Nếu bạn bị chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, đó có thể là dấu hiệu báo động một vấn đề bất thường nào đó của cơ thể. Riêng với phụ nữ đã mãn kinh nhưng vẫn bị chảy máu và xuất hiện đốm, hãy nhanh chóng đến gặp khám bác sĩ phụ khoa.
Chảy máu trong hoặc sau cuộc yêu
Chảy máu trong hoặc sau khi cuộc yêu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng âm đạo, rách âm đạo, hoặc các bệnh lây qua đường tình ái như bệnh Chlamydia hoặc khô âm đạo.
Vùng kín khô hạn
Vấn đề này chủ yếu xảy ra sau khi mãn kinh khiến lượng estrogen giảm. Điều này còn gây ra sự khó chịu trong suốt cuộc yêu.
Các tổn thương da ở vùng kín
Bạn cần theo dõi các vết loét bất thường hoặc vết sưng trên da xung quanh vùng âm đạo và môi âm đạo. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng âm đạo.
Ban đỏ hoặc loét
Loét hoặc các mụn nước nhỏ xung quanh miệng hoặc âm đạo có thể do herpes, HPV hoặc giang mai. Không có biện pháp nào có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục tốt nhất bằng cách hạn chế nó. Nhận biết được những thay đổi của cơ thể, "quan hệ" an toàn, phụ nữ có thể bảo vệ chính bản thân mình giảm nguy cơ các bệnh lây truyền.
Đi tiểu đau
Cảm giác đau khi tiểu tiện thường liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên nó cũng có thể là một triệu chứng chính của nhiễm trùng âm đạo như nhiễm nấm hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn. Đi tiểu đau cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lây truyền như chlamydia và mụn rộp.
Âm đạo bị sưng hoặc bị rộp
Nếu bạn thấy vết u sưng ở âm đạo, đó có thể là triệu chứng của ung thư âm đạo hoặc âm hộ. Ung thư âm đạo vẫn là một trong những loại ung thư phổ biến nhưng lại ít được phụ nữ quan tâm.
Một khối u ung thư ban đầu có thể như một nốt ruồi nhưng sau đó thay đổi màu sắc và kết cấu, biến đổi thành khối u lớn hoặc làm tổn thương da. Khối u có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên âm đạo, mặc dù nó thường nằm gần âm vật. Nó thường có màu đen hoặc nâu đậm, nhưng cũng có thể có màu hồng, đỏ hoặc trắng. Cảm giác đau và phồng giộp có thể là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm. Vì thế nếu bạn nhận thấy một nốt u bất thường bên ngoài cơ thể hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng tiểu
Nếu không thận trọng giữ gìn, nhiễm trùng tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận hoặc nặng nề hơn. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng tiểu có thể đơn giản chỉ là một vết xước nhỏ hay tổn thương nhẹ trong quá trình cọ xát, di chuyển hằng ngày. Theo các chuyên gia thì để hạn chế tình trạng nhiễm trùng tiểu, bạn nên ăn uống đủ chất >dinh dưỡng, vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
Mất kiểm soát bàng quang
Thực tế, khi cơ bắp và dây chằng ở “vùng kín” hỗ trợ sàn chậu bắt đầu giãn lỏng, nó sẽ không thể giúp bàng quang thực hiện tốt việc lưu giữ nước tiểu. Kết quả là dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, nhất là trong những lúc hắt hơi, ho…Trong vài trường hợp, bàng quang xuất hiện hiện tượng “rò rỉ”. Các chị em có thể bị “xả nước” ngoài ý muốn khi hắt xì, ho.