Trước khi điều trị nhiễm nấm và nhiễm khuẩn âm đạo, mọi người cần trang bị cho mình kiến thức về loại bệnh này.
Việc làm đầu tiên là tìm hiểu nguyên nhân gây nên những dấu hiệu bất thường như đau nhức, tiết dịch âm đạo và chảy mủ có mùi lạ. Khi gặp phải tình trạng này, mọi người thường nghĩ mình đang bị >nhiễm nấm âm đạo. Tuy nhiên, trên thực tế, đó có nhiều khả năng là nhiễm khuẩn âm đạo. Đây là hai bệnh phổ biến và có thể điều trị được. Trang bị thêm kiến thức về hai tình trạng này có thể giúp bạn nhận biết và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp của các chuyên gia về nhiễm nấm, nhiễm trùng âm đạo:
Việc làm đầu tiên là tìm hiểu nguyên nhân gây nên những dấu hiệu bất thường như đau nhức, tiết dịch âm đạo và chảy mủ có mùi lạ.
Sự khác biệt giữa nhiễm trùng và nhiễm nấm âm đạo?
Nhiễm nấm âm đạo là tình trạng nấm phát triển mạnh mẽ quá mức trong âm đạo. Mọi phụ nữ đều sở hữu một lượng nấm nhất định trong vùng kín. Thông thường, Lauren Streicher, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc y tế tại trung tâm Northwestern ysexual Medicine and Menopause giải thích, chúng không gây hại cho cơ thể và không dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu tới từ tổ chức Women's Health tại Mỹ, mặc dù gây nhiều khó chịu, nhiễm nấm âm đạo không nguy hiểm. Hầu hết phụ nữ phải trải qua tình trạng này ít nhất một lần trong đời.
Trái lại, nhiễm khuẩn âm đạo gây nên sự gia tăng đột ngột của vi khuẩn trong vùng kín. Thông thường, âm đạo chứa một lượng lớn lợi khuẩn lactobacillus giúp duy trì nồng độ pH trong khu vực này ở mức ổn định. Tuy nhiên, khi số lượng lợi khuẩn này ít hơn vi khuẩn gây hại gardnerella, hiện tượng nhiễm khuẩn âm đạo sẽ diễn ra. Người mắc có thể nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường hoặc kích ứng trong vùng kín.
Nhiễm khuẩn âm đạo gây nên sự gia tăng đột ngột của vi khuẩn trong vùng kín.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Cả nhiễm khuẩn và nhiễm nấm âm đạo đều ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của vùng kín. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nên hai tình trạng này lại hoàn toàn khác nhau.
Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc phun nước vòi hoa sen thường xuyên vào âm đạo có thể gia tăng nguy cơ nhiễm nấm. Thậm chí, theo viện Mayo, một số loại thuốc kiểm soát chu kỳ, làm tăng nồng độ hormone estrogen cũng có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm men.
Đối với nhiễm khuẩn âm đạo, nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng này là mất cân bằng hormone trong âm đạo. Thay đổi nồng độ pH trong vùng kín trở thành một trong những lý do hàng đầu gây mất cân bằng lợi khuẩn và vi khuẩn có hại. Ngoài ra, tinh dịch có thể ảnh hưởng lớn tới độ pH trong vùng kín. Hơn nữa, máu kinh sở hữu nồng độ pH cao nên một số phụ nữ cũng gặp phải tình trạng này sau khi quan hệ tình dục hoặc sau chu kỳ.
Đối với nhiễm khuẩn âm đạo, nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng này là mất cân bằng hormone trong âm đạo.
Nhận biết nhiễm nấm và nhiễm khuẩn âm đạo thế nào?
Nhiễm nấm âm đạo thường gây đau nhức. Người bệnh cũng có thể cảm thấy sưng tấy, bỏng rát trong âm đạo kèm với hiện tượng chảy mủ trắng, không mùi. Trong một số trường hợp, đau khi tiểu tiện hoặc quan hệ cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn âm đạo.
Trong khi đó, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiễm khuẩn âm đạo không chỉ gây đau ngứa rát mà còn làm xuất hiện nhiều dịch trắng có mùi hơi tanh, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục.
Biện pháp hiệu quả nhất chữa nhiễm khuẩn và nhiễm nấm âm đạo là gì?
Mọi người có thể điều trị nhiễm nấm âm đạo bằng thuốc uống hoặc thuốc đạn. Theo viện Mayo, thời gian sử dụng thường kéo dài từ một ngày đến một tuần.
Nếu bạn mắc nhiễm khuẩn âm đạo, sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể kiểm soát bệnh này nhanh chóng. Nếu không chữa trị kịp thời, nhiễm khuẩn âm đạo có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, viêm vùng chậu và sinh non.
Nếu bạn mắc nhiễm khuẩn âm đạo, sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể kiểm soát bệnh này nhanh chóng.
Nên đến bác sĩ khi mắc bệnh này hay không?
Nếu không chắc bản thân mắc nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm âm đạo, bạn không cần thiết phải tới gặp bác sĩ ngay. Bạn có thể gọi cho họ hoặc tham khảo ý kiến của chuyên viên y tá. Họ sẽ giúp bạn nhận định đâu là triệu chứng đáng lưu ý và đưa ra hướng điều trị đúng.
Nếu có những dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hoặc kiểm tra. Mary Jane Minkin, bác sĩ phụ khoa kiêm người sáng lập trang web MadameOvary.com cho biết, bên cạnh nhiễm trùng và nhiễm nấm âm đạo, hiện nay còn có rất nhiều bệnh khác liên quan đến các triệu chứng chảy mủ, đau và ngứa rát vùng kín. Do đó, mọi người nên đến bác sĩ kiểm tra kịp thời.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh về âm đạo?
Với nhiễm nấm âm đạo, việc thay quần áo ướt sau khi tập luyện và mặc vào quần lót mới sẽ giúp ngăn ngừa vùng kín bị ngột ngạt. Vải cotton và bamboo có khả năng hút ẩm, làm thoáng khí nên chúng là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh này.
Nhiễm khuẩn âm đạo là vấn đề phức tạp hơn. Ngay cả khi đã được chữa khỏi, bạn cũng cần giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ. Rocío Salas-Whalen, chuyên gia y khoa kiêm nhà nội tiết học tại Phòng khám Manhattan cho biết, duy trì nồng độ pH ở mức cân bằng sẽ giúp vi khuẩn có lợi trong âm đạo phát triển mạnh mẽ.