Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, hiện nay, mỗi ngày lượng rác mà thế giới tạo ra là 3,5 triệu tấn nhựa và các chất thải khác tức là gấp tới 10 lần so với thế kỷ trước. Và đây là lúc chúng ta nên đặt ra câu hỏi liệu đời sống "zero waste" (không rác thải) có khả thi hay không?

Tú Anh (dịch) 19:03 13/11/2021

Hãy thử hình dung về số túi rác mà gia đình bạn đã vứt bỏ trong tuần này. Bây giờ, hãy tưởng tượng về số rác mà các hộ trong khu phố của bạn đã tạo ra trong một tuần. Từ đó, hãy thử nghĩ xem toàn thế giới đã thải ra bao nhiêu rác mỗi tuần.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, hiện nay, mỗi ngày lượng rác mà thế giới tạo ra là 3,5 triệu tấn nhựa và các chất thải khác tức là gấp tới 10 lần so với thế kỷ trước. Và đây là lúc chúng ta nên đặt ra câu hỏi liệu >đời sống "zero waste" (không >rác thải) có khả thi hay không? Nếu câu trả lời là có, hãy cùng nhau tìm hiểu sâu hơn một chút.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, hiện nay, mỗi ngày lượng rác mà thế giới tạo ra là 3,5 triệu tấn nhựa và các chất thải khác tức là gấp tới 10 lần so với thế kỷ trước

Lối sống "zero waste" là gì?

"Zero waste" là một khái niệm về việc giảm thải lượng tiêu thụ từ đó giảm đi lượng rác thải. Áp dụng lối sống "zero waste" là một trong những cách để duy trì cuộc sống bền vững nhất.

Việc lựa chọn lối sống "zero waste" ảnh hưởng đến tất cả môi trường xung quanh bạn bằng cách ngăn chặn việc khai thác tài nguyên, giảm lượng rác thải và giảm sự ô nhiễm do sản xuất, vận chuyển hoặc thải bỏ vật liệu.

Nhưng làm cách nào để thực hiện lối sống "zero waste"?

Lối sống "zero waste" thường được xem là một lối sống khó tiếp cận được, như việc tự làm xà phòng có thể là không thực tế trong cuộc sống của bạn, nhưng thật ra có những cách thức đơn giản hơn nhiều để hướng tới lối sống "zero waste". Trên thực tế, "zero waste" không chỉ giúp bạn giảm thiểu sự lãng phí mà còn giúp bạn chi tiêu tiết kiệm hơn.

Tuy nhiên, chất thải bao bì chỉ chiếm một phần trong số chất thải mà chúng ta tạo ra, ta cũng cần xem xét đến tuổi thọ của một sản phẩm khi mua

Ở đời sống thường ngày, bạn có thể tự làm những việc như ủ phân bón, mua đồ cũ, chia sẻ những gì mình có thể hoặc tự mang cơm trưa đi làm. Tất cả những việc này đều vô cùng đơn giản mà bạn có thể thực hiện, hướng đến lối sống "zero waste", đồng thời tiết kiệm tiền của.

Ở những bước đầu tiên, bạn có thể mua những sản phẩm không có bao bì nhựa hoặc bao bì có thể >tái chế, tái sử dụng được. Tuy nhiên, chất thải bao bì chỉ chiếm một phần trong số chất thải mà chúng ta tạo ra, ta cũng cần xem xét đến tuổi thọ của một sản phẩm khi mua để cân nhắc xem chúng có thể tái chế hoặc bao lâu thì vứt đi. Đây là các chất thải hạ nguồn.

Quản lý rác thải của bạn

1. Những thứ bạn mặc

Chúng ta thường có xu hướng quên rằng trong quá trình sản xuất một sản phẩm nào đó thì vẫn có một lượng chất thải được tạo ra, đây được coi là chất thải đầu nguồn.

Chiếc áo bạn đang mặc không chỉ kèm với những rác thải như bao bì nhựa hay hộp giấy mà trong quá trình sản xuất, giả sử nó được làm từ sợi thiên nhiên thì cần phải trồng bông, tưới nước, chăm sóc và thu hoạch. Sau đó, chúng sẽ được biến thành sợi, nhuộm sau đó dệt thành vải. Sau đó, nó được may thành một chiếc áo sơ mi hoàn chỉnh, đưa lên xe vận chuyển rồi tới cửa hàng trước khi bạn mua nó.

Chúng ta thường có xu hướng quên rằng trong quá trình sản xuất một sản phẩm nào đó thì vẫn có một lượng chất thải được tạo ra

Sau khi sử dụng qua nhiều năm, chiếc áo bắt đầu sờn đi, bạn có thể sử dụng nó như một chiếc áo khoác ngoài. Vài năm lại trôi qua, chiếc áo cũ nay có thể dùng làm khăn lau bếp hoặc giẻ lau nhà.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của chúng ta trong việc tái chế hoặc xử lý có trách nhiệm chất thải ở hạ nguồn thì cũng không thể bù đắp hoặc khiến lượng chất thải ở đầu nguồn biến mất. Vì vậy, một cách dễ dàng hơn là giảm những thứ chúng ta mua hoặc mua lại những thứ đã qua sử dụng, giảm nhu cầu về các sản phẩm mới.

2. Những thứ bạn tiêu thụ

Giảm thiểu việc lãng phí thực phẩm: Những thực phẩm thừa có thể sử dụng để làm thành mứt hoặc nước sốt, đồng thời có thể giảm số tiền mua thực phẩm bằng cách lập kế hoạch cho bữa ăn.

Các loại thực phẩm dễ phân hủy: Các phần thừa của trái cây, và rau củ, vỏ trứng, bã cà phê, túi trà,... đều có thể ủ thành phân bón.

Dầu ăn đã qua sử dụng: Dĩ nhiên chúng ta không thể đổ dầu ăn trực tiếp xuống cống vì sẽ gây ra tắc nghẽn hoặc ủ nó thành phân bón. Tuy vậy, bạn có thể tích một lượng lớn dầu ăn đã qua sử dụng của mình sau đó quyên góp để tái chế thành nhiên liệu sinh học.

Tự nấu ăn giúp giảm rác thải dùng một lần và còn tiết kiệm tiền

Tránh gọi đồ ăn: Hãy mang theo đồ ăn trưa khi đi làm và tránh gọi đồ ăn ngoài vì những đồ dùng nhựa kèm theo hoặc bao bì của thức ăn tạo ra rất nhiều chất thải.

Bình nước: Hãy sử dụng bình nước bằng thủy tinh hoặc kim loại để đựng đồ uống thay cho những chiếc cốc giấy hoặc cốc nhựa dùng một lần.

3. Những thứ bạn dùng

Thay đổi các vật dụng chăm sóc cá nhân:

- Dùng một chiếc dao cạo tốt thay cho dao cạo một lần.

- Mặt nạ tự làm có thể thay cho mặt nạ giấy.

- Bông tẩy trang có thể thay bằng khăn vải tái sử dụng được nhiều lần.

- Dùng phèn chua hoặc sáp khử mùi cơ thể bọc trong giấy thay cho các loại sáp khử mùi cơ thể đựng trong bao bì nhựa.

 

Sử dụng lọ thủy tinh để đựng gạo, ngũ cốc, bột yến mạch, trái cây khô và các loại đậu

- Loại bỏ các sản phẩm giấy dùng một lần: Thay vì khăn giấy và giấy ăn, bạn cũng có thể dùng các loại khăn có thể tái sử dụng nhiều lần. Bạn có thể tiết kiệm được kha khá tiền bằng cách này.

- Tránh dùng túi nhựa: Hãy sử dụng túi làm từ bạt, lưới, vải hoặc nhựa tái chế.

- Dùng lọ thủy tinh: Sử dụng lọ thủy tinh để đựng gạo, ngũ cốc, bột yến mạch, trái cây khô và các loại đậu.

- Phân loại rác thải: Hãy họ cách phân loại các chất thải trong nhà bạn. Tách riêng thức ăn nhà bếp, rác vườn và rác có thể tái chế.

Ảnh: India Times, Internet.

Tú Anh (dịch) | Theo Phụ nữ sức khỏe