Việc nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sẽ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sức khỏe để xử lý kịp thời và hạn chế nguy hiểm có thể xảy ra.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xuất hiện do tiêu thụ đồ ăn, thức uống có chứa vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Thông thường, những sinh vật có hại sẽ bị phá hủy trong quá trình nấu ăn. Tuy nhiên, do vệ sinh kém và không bảo quản đúng cách nên dù là thực phẩm nấu chín cũng có thể dẫn đến gây ngộ độc thực phẩm.
Có nhiều loại vi sinh vật khác nhau có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Các biểu hiện ngộ độc thức ăn và mức độ nghiêm trọng cũng không giống nhau. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm có thể do tự nhiên trong thực phẩm, xuất hiện bởi một số loài nấm hoặc vi khuẩn trong thực phẩm đã bị hỏng.
Các triệu chứng có thể dao động từ vài giờ đến vài ngày, gây nhiều khó khăn trong việc xác định thực phẩm gây hại. Do đó, nắm được dấu hiệu gây bệnh là điều cần thiết nhằm hạn chế nguy hiểm có thể xảy ra.
1. Đau bụng
Khi bị ngộ độc thực phẩm, các sinh vật chứa độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Từ đó, dẫn đến viêm đau ở dạ dày và đau bụng ở khu vực bên dưới xương sườn và trên xương chậu.
Người bị ngộ độc thức ăn cũng có thể bị chuột rút ở bụng. Nguyên nhân bởi cơ bụng co lại để đẩy nhanh tốc độ chuyển động tụ nhiên của ruột nhằm loại bỏ các sinh vật gây hại.
Tuy nhiên, ở nhiều bệnh lý và tình trạng >sức khỏe, đau bụng cũng là triệu chứng phổ biến. Do đó, vẫn chưa đủ để kết luận rằng bạn bị ngộ độc thực phẩm khi thấy xuất hiện chỉ một triệu chứng này.
2. Tiêu chảy
Tình trạng tiêu chảy đi phân lỏng trên 3 lần trong khoảng thời gian 24 giờ là một triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm, xảy ra khi ruột bị viêm làm việc kém hiệu quả trong quá trình tái hấp thu nước và các chất lỏng khác tiết ra khi bị khó tiêu hóa.
Kèm với tiêu chảy là các triệu chứng khác, chẳng hạn như chuột rút bụng, cảm giác luôn muốn đi vệ sinh, đầy hơi hoặc chuột rút bụng. Nguy cơ bị mất nước cao, do đó bạn cần bổ sung nhiều nước hơn để giữ cho cơ thể ở trạng thái đủ nước.
Theo dõi màu nước tiểu là cách hiệu quả giúp kiểm tra được có bị mất nước hay không. Nước tiểu màu vàng nhạt hoặc trong cho thấy bạn đang bình thường. Nước tiểu sẫm màu hơn có thể cho thấy bạn đang bị mất nước.
3. Đau đầu
Nhức đầu là triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân bao gồm căng thẳng, uống quá nhiều rượu, mất nước và mệt mỏi.
Mệt mỏi và mất nước khi ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến đau đầu. Sự mất nước gây ảnh hưởng đến não, gây mất chất dịch và co lại tạm thời. Đặc biệt, sau khi nôn mửa và tiêu chảy, bạn sẽ dễ bị đau đầu hơn và tang nguy cơ mất nước hơn.
4. Mệt mỏi
Chán ăn kèm theo mệt mỏi là điều mà những người bị ngộ độc thực phẩm thường thấy. Hệ thống miễn dịch phản ứng để chống lại tình trạng nhiễm trùng xâm chiếm cơ thể bạn.
Chất hóa học cytokine được cơ thể giải phóng trong một phần của phản ứng miễn dịch. Cytokine có vai trò gửi tín hiệu đến não và gây ra nhiều triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi và đau nhức.
5. Nôn mửa
Trong thực tế, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường dẫn đến các cơn nôn mửa kéo dài. Sau đó, có người sẽ giảm dần mức độ, có người lại nôn mửa liên tục nhiều hơn. Cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh tình trạng nôn mửa gây mất nước.
Tình trạng nôn mửa thường sẽ kéo dài khi bị ngộ độc thức ăn. Có người giảm mức độ nôn mửa hoặc có thể sẽ kéo dài hơn. Để tránh tình trạng nôn mửa gây mất nước, cách tốt nhất đó là nên đến gặp bác sĩ.
6. Ớn lạnh
Khi cơ thể bạn run lên để tăng nhiệt độ cơ thể sẽ dẫn đến hiện tượng ớn lạnh. Những cơn rùng mình là kết quả của việc
Cơ bắp hoạt động co bóp và thư giãn nhanh chóng nhằm tạo ra nhiệt sẽ dẫn đến những cơn rung mình. Tình trạng này thường đi kèm với cơn sốt.
7. Đuối sức
Đuối sức cũng là một triệu chứng phổ biến của tình trạng ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc thức ăn, bạn sẽ mất cảm giác ngon miệng, ít ăn hơn và dẫn đến cảm thấy mệt mỏi hơn. Tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe.
8. Sốt
Một dấu hiệukhi bị ngộ độc thực phẩm phổ biến có thể kể đến đó là sốt, cho thấy nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn 38 độ C.
Sự gia tăng nhiệt độ này được xem là một phần phòng vệ của cơ thể, sẽ giúp hoạt động của các tế bào bạch cầu gia tăng và chống lại tình trạng nhiễm trùng.
9. Buồn nôn
Cảm giác buồn nôn khó chịu do ngộ độc thực phẩm thường xảy ra trong khoảng từ 1 – 8 tiếng sau bữa ăn. Đây là tín hiệu giúp cảnh báo cho cơ thể biết rằng bạn đã nạp vào thứ gì đó có hại.
Buồn nôn sẽ trầm trọng hơn khi ruột di chuyển chậm, xuất hiện khi bạn cố gắng kiềm chế chất độc trong dạ dày.
10. Đau cơ bắp
Đau cơ bắp cũng là dấu hiệu có thể gặp thấy khi bạn bị ngộ độc thực phẩm. Xuất hiện điều này bởi sự kích hoạt hệ thống miễn dịch, gây viêm.
Bạn có thể bị đau cơ bắp khi nhiễm trùng do ngộ độc thực phẩm. Điều này xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã được kích hoạt, gây viêm.
Histamine, một hóa chất giúp mở rộng các mạch máu, sẽ được giải phóng để cho phép nhiều tế bào bạch cầu đi qua để chống lại nhiễm trùng. Lưu lượng máu tăng cao kèm theo xuất hiện các chất có liên quan đến phản ứng miễn dịch sẽ kích hoạt các thụ thể gây đau. Dẫn đến sự nhạy cảm của cơ thể bạn và xuất hiện những cơn đau âm ỉ mà bạn thường gặp phải khi bị ốm.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không biết cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm và cách chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm đúng cách thì có thể dẫn đến biến chứng ngộ độc thực ăn, một số trường hợp nặng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, dẫn đến tử vong.
Đầu tiên và quan trọng nhất đó là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào. Tiếp đó, bạn hãy uống oresol để bù điện giải.
Tiến hành hô hấp nhân tạo cho người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim. Khi người bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi. Khi đã hoàn thành khâu sơ cứu, cần nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để được điều trị.
Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung lượng nước bị mất đi, áp dụng cách duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã bị mất đi do tiêu chảy bằng chất lỏng và chất điện giải, bao gồm khoáng chất như natri, kali và canxi. Cũng có thể là cung cấp muối và chất lỏng qua đường tĩnh mạch.
Bạn cần được dùng kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm một số dạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn nhất định và các triệu chứng rất trầm trọng,
Nếu không bị tiêu chảy ra máu hoặc bạn không bị sốt, để điều trị hiệu quả, bạn có thể uống một số loại thuốc loperamide (Imodium A-D®) hoặc bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol®),
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên dùng một số thực phẩm như:
- Nước: Khi bị ngộ độc thực phẩm, Cơ thể dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải do ngộ độc. Vì vậy, bạn cần có cách bổ sung nước kịp thời. Uống oresol cũng là cách để bù chất điện giải cho cơ thể hiệu quả.
- Thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa: Khi bị ngộ độc thực phẩm, Hệ thống dạ dày ruột thường yếu đi do ngộ độc thức ăn, vì vậy bạn nên lựa chọn một số món ăn dễ tiêu hóa như cháo, bột yến mạch, trái cây mềm, khoai tây nghiền nấu chín,…
- Thực phẩm chứa lợi khuẩn: Bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột là cách giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột hiệu quả nhất. Trong sữa có chứa lợi khuẩn mà bạn có thể bổ sung.
Đồng thời với việc bổ sung thực phẩm có lợi, điều bạn cần làm đó là lưu ý tránh tiêu thụ thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc hơn thông thường.
- Thịt nấu chưa chín
- Động vật có vỏ
- Các loại rau quả, trái cây chưa rửa
- Trứng, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng
Cách ngăn ngừa dấu hiệu ngộ độc thực phẩm hiệu quả nhất đó là nên vệ sinh cá nhân và làm sạch thực phẩm thật kỹ. Đồng thời, dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp, rửa tay thường xuyên, nấu thức ăn đúng cách.
Hi vọng với những thông tin vừa chia sẻ xoay quanh các biểu hiện ngộ độc thức ăn sẽ sẽ thật hữu ích với bạn đọc. Để bảo vệ tốt sức khỏe, cách tốt nhất đó là bạn hãy hạn chế ăn bên ngoài và tự nấu ở nhà.