Cây thuốc quý gần gũi, mọc đầy vườn quê, bán đầy ở chợ, được làm chả hay món dồi lợn đều rất ngon, giá rẻ… nhưng không mấy ai biết đó là vị thuốc quý dùng cho người đau xương khớp.
Đó là cây xương sông.
Cây xương xông nhiều người biết, các bà nội trợ thường mua> lá xương sông về cuốn món chả xương sông ăn rất ngon miệng. Lá xương sông còn dùng đun nước tắm, hấp siro ho cho trẻ...
Cây xương sông có chiều cao khoảng 1m, lá hình ngọn giáo, phần gốc thuôn dài, phần nhọn và mép lá có răng cưa. Hoa xương sông có màu vàng nhạt, thường mọc ra từ nách của các lá. Quả của loài cây nó có hình trụ với 5 cạnh. Cây xương sông thường ra hoa vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch.
Nhưng tác dụng chính và hiệu quả nằm ngay cái tên của nó – vốn dĩ gọi là cây xương sống bị gọi chệch thành xương sông – có khả năng điều trị bệnh lý về cột sống, >xương khớp rất tốt.
Nếu bị bệnh xương khớp, thoái hóa thoát vị, tê bì chân tay, đau mỏi cỏ vai gáy… dùng lá xương sông đắp và đun nước uống.
- Lấy 1 nắm lá xương sông (5-10 lá), đem đi rửa sạch, giã nát, sao nóng, bọc vải sạch chườm chỗ sưng đau, rất hiệu nghiệm (Khi chườm, nếu thấy nguội thì mang đi sao lại cho nóng rồi chườm tiếp).
- Lá xương sông tươi giã nát trộn với dấm rồi đắp dọc sống lưng.
- Hoặc lá xương sông, lá cúc tần – hai thứ giã nát đắp dọc sống lưng.
- Ngoài ra hằng ngày dùng lá xương sông đun uống thay nước nữa.
Lưu ý khi đắp chỉ dùng lá tươi. Đắp lá nên nhiều một chút, ngày nào cũng đắp và kết hợp nằm phản cứng như sập gỗ, hoặc giường không có đệm (tránh nằm đệm lún) và ít vận động là được.
Còn khi đun lá xương sông để uống thì dùng được cả lá tươi, lá khô, hoặc hạt đều được. Liều uống mỗi ngày tầm 20g khô hoặc 40-50g tươi.