Sau đây là thông tin về bệnh đau nửa đầu và nguyên nhân cùng cách chữa trị hiệu quả cho bệnh.
Bệnh >đau nửa đầu hay còn có tên là đau nửa đầu Migraine thường có triệu chứng đau nửa đầu không cố định hoặc cả hai bên đầu đều đau nhức và tăng nhanh mạch đập vùng thái dương.
Bệnh đau nửa đầu xảy ra thường xuyên và kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến >sức khỏe người bệnh và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bạn đang mắc phải các vấn đề về não bộ, hệ thần kinh, tuần hoàn máu.
Bệnh đau nửa đầu có các triệu chứng rất điển hình như: ở một hay cả hai bên đầu bị đau mạng, cơ cổ tê cứng, buồn nôn và nôn, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh, số lần đi tiểu nhiều hơn và tiêu chảy, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng hơn. Những trường hợp mắc bệnh nặng, có thể bị ảo giác như thấy các đường ziczăc và ánh sáng loá.
Với những trường hợp đau nửa đầu điển hình, cơn đau thường sẽ kéo dài từ 4 – 72 giờ và lần lượt đổi bên (không cố định bên nào), ở vùng thái dương có hiện tượng mạch đập mạnh. Tùy vào bệnh nhân mà mức độ đau có thể vừa hoặc dữ dội. Càng gắng sức thì cơn đau sẽ càng tăng lên và kèm theo đó là có triệu chứng nôn hoặc buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.
Bên cạnh đó, một một số cơn đau có dấu hiệu khác biệt như: tương tự với triệu chứng của tai biến mạch máu não, cơn đau nửa đầu xảy ra kèm theo mất ý thức, liệt nửa, liệt mặt. Nguyên nhân gây bệnh thường là do di truyền.
Đau nửa đầu có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như đau nửa đầu trái, hoặc đau nửa đầu bên phải, đau nửa đầu sau gáy, đau nửa đầu vai gáy. Mỗi cơn đau xuất phát từ một nguyên nhân khác nhau và có đặc điểm không giống nhau.
Nguyên nhân gây ra cơn đau đầu này bao gồm:
- Do rối loạn các dây thần kinh não, co giãn mạch máu não nửa đầu một cách bất thường, gây xuất hiện cơn đau đột ngột và âm ỉ.
- Các chất dẫn truyền Serotonin bị phóng thích, đào thải đột ngột khi bị kích thích bởi các yếu tố như mất ngủ, sử dụng chất kích thích, stress, thay đổi hormone… sẽ dẫn đến xuất hiện cơn đau đầu dữ dội.
- Sự mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ trong độ tuổi 30-50 dẫn đến các căng thẳng...
- Di truyền
Đau nửa đầu là bệnh lý thuộc nhóm đau đầu mãn tính. Thuộc nhóm đau đầu do nguyên nhân mạch máu não với có chế do sự co giãn bất thường của hệ thống mạch máu não một bên.
Bệnh thường gặp ở đối tượng là phụ nữ, thường gặp ở phụ nữ dưới 45 tuổi, đặc biệt là nữ giới trong công sở chiếm tỷ lệ 2/1. Hiếm gặp ở tuổi già và trẻ em. Giữa nam và nữ có sự khác nhau về cơ chế gây bệnh.
Kết quả nghiên cứu của các nhà Thần kinh học của Mỹ cho thấy, cứ khoảng 15 – 20 phụ nữ tuổi dưới 45 sẽ có một người mắc bệnh, chiếm tỷ lệ từ 5 – 6,7%. Chưa có số liệu chính xác ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực hành lâm sàng cho thấy đây là bệnh lý thần kinh thường gặp ở các nước Châu Á cũng như ở Việt Nam.
Phát hiện bệnh
Tuy không nguy hiểm đến tính mạng ngoại trừ các thể đặc biệt nhưng cơn đau nửa đầu dữ dội kéo dài có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc, học tập.
Kịp thời phát hiện và điều trị bệnh là cách giúp hạn chế được các cơn đau gây khó chịu, lo lắng và hoảng hốt. Đồng thời, cần chú ý phải loại trừ một số triệu chứng đau thuộc bệnh lý vùng hàm mặt như: Đau nửa mặt, sâu răng,...
Cần phân biệt tính chất cơn đau của một số bệnh lý vùng tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm tai xương chủm,... thường gây đau kéo dài liên tục và không thành cơn như đau nửa đầu.
Chia thành 2 bước khi điều trị bệnh:
Khi đang có cơn đau, cần dùng thuốc để điều trị cắt cơn đau như thuốc Tartrate rgotamine dùng dạng viên uống hoặc dùng dạng tiêm. Càng dùng ở giai đoạn sớm càng có tác dụng tốt.
Tránh lạm dụng thuốc vì có thể dẫn đến hoại tử đầu chi. Không dùng cho phụ nữ đang có thai hoặc đang có kinh nguyệt, trường hợp nhiễm trùng nặng. Điều trị với liệu trình ít nhất là 2 – 3 tháng kể cả khi không có cơn đau để tránh tái phát.
Cơn đau nửa đầu liên tục sẽ hành hạ khiến người bệnh không dứt. Bệnh kéo dài trong lâu ngày sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hại khác cho sức khoẻ, như:
Trầm cảm:
Tính chất của bệnh là liên quan đến hệ thần kinh. Do đó, nếu bệnh kéo dài sẽ khiến bệnh nhân dễ bị trầm cảm hoặc cáu gắt. Với những bệnh nhân ăn uống không điều độ; mất ngủ, đến kỳ kinh nguyệt… tính tình sẽ càng có sự thay đổi.
Nguy cơ đột quỵ:
So với những người không mắc bệnh, nguy cơ bị đột quỵ ở những người bị chứng đau nửa đầu cao gấp 2,16 lần. Đặc biệt, nếu khi mắc bệnh đau nửa đầu mà dùng thuốc tránh thai thì nguy cơ tăng gấp 8 lần so với những người không dùng thuốc.
Ảnh hưởng đến thị giác:
Chứng đau nửa đầu gây bất thường trong việc vận chuyển máu lên não, khiến mắt của bệnh nhân dễ bị suy thoái võng mạc, nguy cơ mất thị lực cao và thậm chí mù vĩnh viễn. Điều này rất rõ rệt ở tuổi trung niên.
Người bệnh đau nửa đầu đa số đều bị đau nửa đầu bên trái. Kéo dài tình trạng này dễ bị chẩn đoán sai nguyên nhân là do viêm xoang và có thể dẫn đến điều trị sai bệnh. Không điều trị kịp thời bệnh đau nửa đầu trái sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe như khó tập trung, suy giảm trí nhớ, trầm cảm thậm chí là đột quỵ. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp biến chứng suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn. Bệnh Migraine còn gây ra biến chứng mạn tính, gây nhồi máu não, co giật.
Người bệnh đau nửa đầu có thể điều trị theo hướng chữa các cơn đau cấp và chữa bệnh theo hướng dự phòng. Thay vì dùng thuốc giảm đau, người bệnh nên chủ động tìm đến bác sĩ để được khám, tư vấn điều trị đúng cách. Lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, chức năng gan, thận, gây huyết áp cao…
Khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý điều trị. Tuy nhiên, khi cơn đau diễn ra với mức độ nặng hơn mà không kịp đi khám, để tạm thời làm giảm cơn đau, bạn có thể dùng tạm các nhóm thuốc giảm đau thông thường như: Alaxan, Miloxicam… Trong quá trình sử dụng cần chú ý đến các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Đồng thời, để giảm được các triệu chứng và giảm tần suất xuất hiện cơn đau nửa đầu, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau:
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi kết hợp massage.
- Dùng các loại trà gừng, trà hoa cúc.
- Có thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
- Nên tránh thức đêm và căng thẳng, stress,...
- Tránh dùng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê…
- Ăn uống đủ chất. Không cần kiêng khem quá vì chế độ ăn uống bình thường không ảnh hưởng đến bệnh.
- Nên tập thể dục dưỡng sinh thường xuyên. Thường xuyên vận động thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ...
- Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ
Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh đau nửa đầu giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về bệnh và có cách phòng bệnh, chữa bệnh kịp thời.