'Người có ba vàng thường không sống lâu' là một câu nói để cảnh báo 3 hiện tượng bất thường của cơ thể, cả 3 hiện tượng này đều có màu vàng.

Quỳnh Anh (T/h) 00:24 10/08/2023

Khi cơ thể bất ngờ xuất hiện 3 hiện tượng có màu vàng dưới đây, tuyệt đối không được chủ quan, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế thăm khám.

Thứ nhất, mồ hôi có màu vàng

Thông thường mồ hôi có màu trong, làm sao biết đó là màu vàng? Thực ra để biết mồ hôi có màu vàng hay không rất đơn giản, bạn có thể kiểm tra xem trên quần áo mình đã mặc có vết mồ hôi màu vàng hay không trên ga trải giường bạn đã ngủ có vệt màu vàng hay không.

Đây là do gan và túi mật ẩm thấp sinh ra, bởi vì kinh lạc của gan và túi mật vận hành sẽ đi qua đầu, nách và đùi của chúng ta. Khi gan mật gặp vấn đề, ba khu vực này lúc đổ mồ hôi cũng sẽ dễ sinh ra mồ hôi vàng.


Khi gan mật gặp vấn đề, ba khu vực này lúc đổ mồ hôi cũng sẽ dễ sinh ra mồ hôi vàng.

Ngoài ra, những người gặp vấn đề gan mật, trong sinh hoạt hàng ngày cũng dễ cáu gắt, nổi nóng, bị đau đầu, đau sườn, miệng khô đắng, đêm không ngủ được.

Khi gặp tình trạng này nên giảm độ ẩm trong nhà, độ ẩm từ 50% đến 60% sẽ phù hợp hơn cho mọi người. Đồng thời chú ý bồi bổ tỳ vị, không nên để quá no hoặc quá đói, không ăn quá nhiều đồ cay, chú ý chế độ ăn uống.

Thứ hai, lưỡi có màu vàng

Đông y xưa kia khám bệnh, quan trọng nhất là nhìn, ngửi, hỏi, đặc biệt không thể thiếu việc quan sát tình trạng chất lưỡi của người bệnh. Nếu người bệnh có lưỡi màu vàng tức là có hỏa trong dạ dày. Bởi vì kinh mạch trong dạ dày thông với lưỡi của chúng ta, cho nên nếu có lửa trong dạ dày, nó sẽ biểu hiện ra lưỡi.

Do dạ dày hỏa mạnh nên người bệnh sẽ thấy bụng như lửa đốt, khô miệng, muốn ăn chút gì lạnh để hạ nhiệt. Những người này hơi thở cũng nặng mùi, phân khô cứng, dễ bị táo bón, lúc này cần thanh nhiệt dạ dày.

Về chế độ ăn uống, nên tránh ăn uống thất thường, cố gắng ăn càng nhạt càng tốt, hạn chế ăn quá nhiều dầu mỡ, đường và muối.

Còn theo quan điểm tây y, lưỡi vàng ngoài do vấn đề vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc nhiều còn có thể liên quan tới một số bệnh sau:

- Các bệnh tự miễn dịch: Nếu bạn bị rối loạn tự miễn dịch, bạn có nhiều khả năng bị lưỡi vàng.

- Viêm dạ dày: Viêm niêm mạc dạ dày có thể dẫn đến lưỡi vàng, đặc biệt nếu vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân.

- Bệnh vẩy nến: Tình trạng này khiến da bong tróc, có vảy. Nó cũng có thể dẫn đến các mảng màu vàng trên bề mặt lưỡi của bạn.

Nước tiểu có màu vàng sậm

Nước tiểu là tấm gương phản ánh >sức khỏe của một người, thông qua việc quan sát nước tiểu, người ta có thể biết sơ bộ về tình trạng thể chất của chính mình. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, nhưng nếu nước tiểu của bạn quá sẫm màu, trước tiên hãy xem bạn có bị mất nước hay không, đặc biệt đối với những người không thích uống nước. Nếu sau khi bổ sung nước mà màu sắc nước tiểu vẫn vàng sậm, có thể sức khỏe gặp vấn đề.

Đối với nhóm người có nước tiểu vàng, mất ngủ, miệng lở loét, khô miệng lưỡi, khát nước, buồn bực, chảy máu mũi, tâm không yên, thường xuyên lo lắng… có thể là biểu hiện của chứng hỏa vượng.


Không chủ quan khi thấy nước tiểu vàng đậm.

Với những người có các đặc điểm trên, cần thực hiện chế độ ăn nhạt và ăn nhiều trái cây giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp điều hòa lại sức khỏe.

Nếu buồn bực và tâm trạng dao động quá nhiều, bạn cũng nên chú ý điều chỉnh cảm xúc, nói chuyện với bạn bè, nghỉ ngơi đúng giờ, đọc sách, nghe nhạc, làm những việc mình hứng thú để xoa dịu cảm xúc, đồng thời trau dồi thái độ tích cực và lạc quan, điều này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng.

Ngoài ra, theo tây y, nước tiểu màu vàng sậm có thể do thuốc hoặc là dấu hiệu cảnh báo bạn bị nhiễm trùng nặng, bệnh thận tiềm ẩn. Tốt nhất nếu thấy biểu hiện này diễn ra lâu dài, nên đi kiểm tra sớm.

Theo An Hòa/giadinhmoi.vn