Có một loại rau ở Việt Nam thường bị chê cực kỳ nhớt, nhưng chứa bên trong rất nhiều dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh mà không phải ai cũng biết.
Theo bác sĩ CKI Nguyễn Trần Như Thủy công tác tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, cây rau ở nước ta có hai loại: thân màu xanh gọi là rau đay trắng và thân màu đỏ tím gọi là rau đay đỏ.
Rau đây được xem là loại rau quen thuộc trong bữa cơm người Việt Nam, đồng thời có nhiều công dụng cho >sức khỏe . Tuy nhiên, do đặc tính nhờn nhờn khi nấu canh nên một số người không thích ăn rau này.
Bác sĩ Thủy cho hay rau đay có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai.
Theo các sách cổ phương, rau đay có thể dùng làm thuốc chữa trúng nắng, phòng ngừa say nắng, trị táo bón, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu, chữa ho ra máu, nôn ra máu. Ngoài ra, món ăn có rau đay giúp an thai và lợi sữa.
Thành phần >dinh dưỡng có trong rau đay không phải ai cũng biết
Vì rau đay nhớt nên chúng thường được sử dụng làm chất làm đặc trong súp, món hầm và cà ri.
Rau đay hàm lượng calo thấp và chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin A và C, riboflavin, folate và sắt. Dưới đây là phân tích dinh dưỡng của 87 gam rau đay nấu chín.
Tác dụng của rau đay
Theo đông y, rau đay vị cay, tính lạnh, không độc, công dụng giải nhiệt, nóng trong, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng, tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa… và nhiều công dụng khác với sức khỏe.
Rau đay có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai. Theo các sách cổ phương, rau đay có thể được sử dụng làm thuốc chữa trúng nắng, phòng ngừa say nắng, trị táo bón, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu, chữa ho ra máu, nôn ra máu. Với bà mẹ mang thai và cho con bú, món ăn có rau đay tác dụng an thai và lợi sữa giúp sữa về nhiều hơn và nhanh hơn.
Đến nay cũng chưa có bất kỳ nghiên cứu hay báo cáo nào cho thấy rau đaị kỵ hoặc khắc với nhóm hay loại thực phẩm nào. Vì thế, có thể yên tâm khi lựa chọn rau đay để chế biến món ăn.
Lưu ý khi sử dụng rau đay
Tuy nhiên, bác sĩ Thủy cũng lưu ý những người dễ bị tiêu chảy, dễ lạnh bụng không nên ăn rau này nhiều và liên tục. Khi rửa, không nên làm dập rau, hạn chế vò rửa quá kĩ làm mất chất nhầy.
Người khỏe mạnh khi ăn một lượng rau đay khoảng 2-5 lần/tuần sẽ tốt cho tiêu hóa và bài tiết nhưng ăn quá nhiều lại gây khó tiêu.
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không ăn quá nhiều rau đay vì sẽ cản trở hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và trí não.
Những món canh làm từ rau đay ai cũng ăn được
Nếu đã biết công dụng ''thần kỳ'' của rau đây, hãy bắt tay vào bếp với 5 gợi ý làm món canh ngon từ rau đay cho cả nhà ngay!
1. Canh chua rau đay
Thường thấy nhất trong danh sách những món ngon từ rau đay phải kể đến chính là món canh cua rau đay. Đây là món canh bổ mát rất dễ ăn, thích hợp ăn vào những ngày thời tiết nóng bức.
2. Canh rau đay nấu tôm khô
Canh rau đay nấu với tôm khô cũng là món ăn quen thuộc của mọi nhà. Món ăn này ăn kèm với một vài trái cà pháo muối chua là cực kỳ “hao” cơm.
3. Canh rau đây mồng tơi và mướp
Nếu không có thời gian giã và lọc cua, không thích ăn tôm khô thì bạn có thể nấu món canh rau đay mồng tơi và mướp hương đơn giản này.
4. Canh cá rô rau đay
Mùa hè nóng nực có được một tô canh cá rau đay nấu với cá rô đồng thì còn gì ngon bằng. Cùng xem thử công thức nấu món ăn này là dễ hay khó nhé!
5. Canh rau đây thịt bằm
Các món canh vốn không hề khó nấu, ví như món canh rau đay nấu với nấm, mướp và thịt bằm dưới đây rất dễ chế biến lại dễ ăn. Cùng trổ tài với món ăn bổ dưỡng, ngọt mát này thôi nào.