Sắt cũng giữ vai trò quan trọng việc cải thiện bệnh thiếu máu. Vậy người thiếu máu nên ăn gì bổ sung sắt tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) của hồng cầu, có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra bạch cầu, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Khi lượng sắt trong thực phẩm không cung cấp đủ hay có sự rối loạn hấp thu chất sắt trong cơ thể, hoặc các tế bào hồng cầu không sản sinh ra đủ do cơ thể mất máu nhiều, sẽ gây nên tình trạng thiếu máu và dần dần sẽ gây ra bệnh thiếu máu. Bệnh thiếu máu có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt là ở các đối tượng: Phụ nữ mang thai, trẻ em, người mới ốm dậy, người sau phẫu thuật hoặc chấn thương, người già yếu, những người có chế độ ăn sai cách…
Thiếu máu gây ra các biểu hiện như: đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, kém tập trung, dễ bị kích thích… Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, tình trạng thiếu ôxy trong máu có thể gây tổn thương tim, não và nhiều các cơ quan khác của cơ thể.
Đặc biệt, thiếu máu ở phụ nữ có thai còn có thể gây dị tật thai nhi, thiếu máu ở trẻ em có thể gây suy >dinh dưỡng, dễ ốm đau.
Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt hoặc vitamin thì việc cần thiết phải làm là bổ sung sắt cho cơ thể. Có thể bổ sung sắt bằng 2 cách đó là uống thuốc sắt và ăn uống các thực phẩm giàu chất sắt. Và ăn gì bổ sung sắt hiệu quả nhất?
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu là rất quan trọng. Việc lựa >chọn thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào giàu chất sắt, dễ hấp thụ sẽ giúp cơ thể nhanh chóng được bù đắp đủ lượng sắt, đảm bảo cho hoạt động của cơ thể. Dưới đây là những >thực phẩm giàu sắt để bổ sung cho người thiếu máu mà bạn có thể tham khảo:
Khi đặt câu hỏi ăn gì bổ sung sắt tốt? Chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một số loại thịt đỏ. Chất sắt rất dồi dào trong các loại thịt động vật, nhất là thịt đỏ. Các loại thịt như: thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt dê… cung cấp một lượng lớn chất sắt cho cơ thể. Nội tạng động vật như tim, gan, thận động vật cũng là thực phẩm rất giàu chất sắt. Trong đó, gan động vật là dồi dào sắt nhất. Cụ thể:
- Trong 100g thịt bò nạc cung cấp khoảng 3,1mg sắt.
- Trong 100gr thịt nạc lợn cung cấp 1mg sắt.
- Trong 100gr gan lợn có 12mg sắt, 100gr gan bò có 9mg sắt, 100g gan gà có 8,2mg sắt.
Các động vật thân mềm, vỏ cứng sống dưới nước như cua, trai, sò, ốc, nghêu là những thực phẩm ngon, bổ dưỡng và cũng chứa nhiều sắt. Ví dụ, 100gr thịt nghêu có chứa tới 28mg sắt, đủ lượng sắt cần thiết cho cả một ngày. Bên cạnh đó, các loại động vật thân mềm này còn rất thích hợp để bổ máu cho trẻ em khi được chế biến thành các món cháo, bột, món canh ngon, dễ ăn và dinh dưỡng cho bé.
Các loại rau cải có màu xanh đậm như rau cải bó xôi, bông cải xanh, cần tây, mồng tơi, rau bí… và nhiều các loại rau có lá màu xanh đậm khác là những thực phẩm nhiều chất sắt nhưng lại ít calo. Bạn có thể ăn thường xuyên bổ sung vào thực đơn hàng ngày, để vừa bổ sung đủ lượng sắt mà lại còn vừa khỏe đẹp nữa nhé!
Đồng thời, các loại rau lá xanh đậm này cũng đặc biệt thích hợp cho các bà bầu để bổ sung sắt. Nếu các bà bầu đang băn khoăn lựa chọn thực phẩm bổ máu cho bà bầu thì các loại rau cải này là một lựa chọn tốt. Tuy chất sắt trong thực vật thấp hơn với thịt động vật nhưng lại giàu vitamin C hơn nên khả năng hấp thụ sắt cũng tốt hơn.
Các loại hạt đậu là những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và đặc biệt cũng giàu sắt. Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng, đậu gà, đậu hà lan… có nhiều sắt và cũng dễ dàng để chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Cụ thể, trong 100gr đậu xanh có 4,8mg sắt, 100gr đậu đen có chứa 6,1mg sắt, 100gr đậu tương có 11mg sắt… Hạt mè cũng là một lựa chọn cung cấp sắt tuyệt vời, khi trong 100gr mè có chứa 10mg chất sắt. Bên cạnh đó, các loại hạt này còn rất dễ dàng để nấu cháo bột cho trẻ hay làm bột ngũ cốc cho bà bầu,...
Chocolate đen là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp tăng lượng chất sắt cho người thiếu máu. Đây là một trong những thực phẩm giàu chất sắt phù hợp với nhiều lứa tuổi, cụ thể, trong 85g chocolate có 7mg sắt.
Tuy nhiên, một số bé không thích vị đắng của chocolate đen, vì vậy bạn có thể xử lý bằng cách làm tan chảy và trộn chung với bơ đậu phộng; sau đó phết với bánh mì để tạo thành món ăn giàu chất sắt ngon miệng. Bạn cũng có thể cho trẻ ăn chocolate đen hoặc dùng bột cacao nguyên chất pha chế thành các món bánh, kẹo, đồ uống để hấp dẫn trẻ.
Các loại trái cây sấy khô như mơ, mận, nho, quả sung, quả chà là,… cũng là những loại quả có nhiều sắt mà bạn có thể dùng làm đồ ăn vặt trong ngày. Những >mẹ bầu nào mà đang băn khoăn không biết nên ăn gì để vừa bổ sung sắt vừa ngon miệng, vừa dễ ăn thì các loại trái cây chính là một sự lựa chọn lý tưởng.
Ngoài các thực phẩm trên thì một số thực phẩm khác cũng khá dồi dào chất sắt và có thể sử dụng để đưa vào thực đơn như các loại hạt như đậu phộng, hướng dương, hạt thông, hạt macca,… Hay một số loại hải sản như tôm, cá, gà, cá mòi, cá cơm,… cũng là những thực phẩm chứa nhiều sắt, hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu một cách hiệu quả.
Để hấp thụ chất sắt từ thực phẩm một cách hiệu quả tối đa thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bổ sung thêm vitamin C hoặc các thực phẩm giàu vitamin C bằng cách thêm nhiều loại rau, trái cây hoặc uống nước cam hàng ngày, để việc hấp thu sắt được dễ dàng hơn.
- Tránh uống trà hoặc cà phê, cocacola trong bữa ăn vì nó có thể làm giảm hấp thụ sắt.
- Lúa mì cũng có thể gây cản trở hấp thụ sắt nên bạn hãy tránh sử dụng.
- Canxi cũng làm giảm hấp thu sắt, vì thế nếu ai đang uống bổ sung canxi thì nên cách thời gian ăn các thực phẩm giàu sắt ra.
Tóm lại, một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và giàu sắt sẽ góp phần rất tốt cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây ra. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, các chị em đã có được câu trả lời chi tiết cho câu hỏi "ăn gì bổ sung sắt", đồng thời biết cách kết hợp thực đơn với các thực phẩm giàu sắt một cách khoa học để tình trạng thiếu máu được cải thiện hiệu quả nhé! Chúc bạn luôn vui khỏe mỗi ngày!