Một người phụ nữ, 30 tuổi sống tại thành phố Madrid (Tây Ban Nha), 30 tuổi đã tử vong vì nhiễm độc sau khi dọn dẹp nhà bếp suốt 2 tiếng.
Vào 3 giờ chiều ngày 9/7, một phụ nữ đã gọi điện tới 112 (số điện thoại khẩn cấp) với giọng rất yếu ớt nói rằng trong người thấy không ổn sau khi dọn dẹp nhà bếp suốt 2 tiếng. Khi xe cứu thương tới nhà, dù đã gọi cửa nhiều lần nhưng không ai trả lời. Đội cấp cứu đã phá cửa để vào nhà. Khi vào tới gian bếp, họ phát hiện người phụ nữ đang nằm trên sàn bếp, có biểu hiện như đau tim.
Ngay lập tức, các nhân viên y tế tiến hành CPR trong 30 phút. Dù đã nỗ lực cữu chữa nhưng người phụ nữ cuối cùng cũng không qua khỏi.
Theo phát ngôn viên của cơ quan An ninh và Trường hợp khẩn cấp tại thành phố Madrid cho biết thì nguyên nhân khiến người phụ nữ tử vong là do nhiễm độc ammoniac từ sản phẩm mà cô dùng để tẩy rửa, vệ sinh.
Thực tế, rất hiếm có trường hợp tử vong do tiếp xúc với các sản phẩm vệ sinh trong gia đình. Bởi trong những sản phẩm này, các hóa chất đều được pha loãng hạn chế tối đa gây tổn hại cho >sức khỏe. Chỉ có những sản phẩm công nghiệp mới có nồng độ hóa chất cao hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia độc dược học tại Trung tâm kiểm soát chất độc Quốc gia, tiến sĩ Kelly Johnsson-Arbor lại cho biết tất cả các sản phẩm dùng để tẩy rửa, vệ sinh đều là những chất có thể gây kích thích tới cơ thể, và bất cứ ai cũng có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng nếu không được nghỉ ngơi hợp lý.
Tiến sĩ Johnson –Arrbor nói: “Không phải triệu chứng nào cũng nghiêm trọng nên mọi người vẫn tiếp tục sử dụng các sản phẩm tẩy rửa. Sau một thời gian dài sử dụng, nó sẽ gây ảnh hưởng tới phổi. Một số người dọn dẹp vệ sinh ở những nơi không thông thoáng hoặc trong không gian chật hẹp như phòng tắm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc. Để đảm bảo sức khỏe, sau khi dọn dẹp vệ sinh, bạn nên nghỉ ngơi và đảm bảo cho không gian xung quanh được thoáng khí nhất có thể như mở cửa sổ.”
Tiến sĩ cũng nhắc nhở mọi người khi sử dụng các sản phẩm vệ sinh, tuyệt đối không trộn lẫn sản phẩm có chứa amoniac với thuốc tẩy vì có thể kích hoạt sự giải phóng khí clo, gây ngộ độc nghiêm trọng hơn.
Nguy cơ ngộ độc cũng dễ xảy ra với những người có bệnh lý tiềm ẩn như hen suyễn, khí phế thũng. Một số sản phẩm dù không chứa amoniac hoặc các thuốc tẩy khác nhưng nó vẫn có hiệu quả làm sạch tương tự nên chứng tỏ nó hoàn toàn có thể độc hại. Mọi người cần lưu ý đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Ammoniac tác động thế nào tới sức khỏe?
Amoniac thường được tìm thấy trong chất tẩy rửa bếp, đồ thủy tinh, chén bát. Nếu tiếp xúc với nồng độ cao hóa chất này có thể đốt cháy mắt, mũi và cổ họng. Nó cũng có thể dẫn đến suy phổi, suy tim và thậm chí gây tổn thương não.
Nếu tiếp xúc với ammoniac ở nồng độ thấp có thể gây ho, đau họng, chảy nước mắt. Nếu vô tình ăn hoặc uống amoniac đậm đặc có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, nôn.
Biểu hiện khi bị ngộ độc ammoniac
- Mắt, miệng, họng: Chảy nước mắt, đau họng nặng, đau miệng.
- Hô hấp: Ho, khó th, thở nhanh, đau thắt ngực.
- Tim mạch: Nhanh, mạch yếu, sốc.
- Thần kinh: Chóng mặt, đi lại khó khăn, bồn chồn, ngẩn ngơ.
- Da: Nhợt nhạt, có thể bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu.
- Dạ dày và đường tiêu hóa: Đau dạ dày nghiêm trọng, nôn.
Sơ cứu người bị ngộ độc amoniac?
- Người vào cứu nạn nhân bị ngộ độc amoniac phải dùng mặt nạ.
- Hạn chế tiếp xúc với amoniac: Di chuyển ra nơi an toàn, cởi bỏ quần áo có dính khí độc, rửa sạch amoniac dính trên cơ thể bằng nước sạch.
- Nếu nạn nhân hôn mê cần làm hô hấp nhân tạo đến khi tỉnh. Trường hợp bệnh nhân không tỉnh. tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho tới khi có nhân viên y tế tới hỗ trợ.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.