Chúng ta thường xuyên nghe các chuyên gia y tế nói, phải ăn uống đúng giờ, trong bữa không nên ăn quá nhiều, vậy ăn uống đúng quy luật quan trọng đến mức nào?
Bác sĩ Kiểu Địch ở Bệnh viện tỉnh Chiết Giang đã chia sẻ về một trường hợp bị mắc bệnh ung thư dạ dày: Cô Trương gần đây luôn cảm thấy phần bụng trên có chút không thoải mái, do đó cô đến bệnh viện tỉnh Chiết Giang để kiểm tra. Kết quả nội soi dạ dày cho thấy, cô Trương bị ung thư dạ dày.
Kết quả này khiến cô Trương vô cùng suy sụp, đồng thời cũng khiến cô rất hoài nghi. Bởi cô cho rằng, cô luôn chú ý đến chế độ ăn uống, một ngày đều ăn đủ 3 bữa, vậy tại sao lại có thể dẫn đến ung thư?
Bác sĩ Kiều Địch cho biết, sau khi tìm hiểu về lối sống sinh hoạt hàng ngày của cô Trương thì phát hiện ra một vấn đề. Chồng cô Trương là một tài xế lái xe, do đó thời gian ăn uống 3 bữa 1 ngày cũng không cố định, rất thất thường, bữa tối có khi đến tận 12 giờ đêm mới ăn, bởi vì mỗi bữa ăn cô Trương đều nhất định phải đợi chồng về ăn cùng.
Thói quen ăn uống không đúng quy luật này là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến cô Trương bị ung thư dạ dày. May mắn, bệnh của cô Trương mới ở giai đoạn đầu, do đó đã được điều trị tốt và hiện tại đang trong quá trình hồi phục >sức khỏe.
Thói quen ăn uống nào gây nên ung thư dạ dày?
1. Thói quen uống không có quy luật
Thời gian dài ăn uống không quy luật hoặc trong mỗi bữa, ăn lượng thức ăn quá lớn, ăn uống quá nhanh, những thói quản ăn uống này đều khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt là ăn nhanh đồng nghĩa với việc nhai thức ăn không kỹ, miếng thức ăn to và nuốt nhanh khiến cho nước bọt và các enzym không kịp tiết ra để bôi trơn và phân hủy thức ăn thành các hạt nhỏ hơn trước khi vào dạ dày.
Khi lượng thức ăn được nạp vào dạ dày quá nhanh và quá nhiều, dạ dày sẽ không kịp tiết dịch vị để co bóp chúng. Thức ăn sẽ bị ứ đọng và dạ dày làm việc hết công suất sẽ dẫn đến tình trạng đau bao tử, và cũng vì thế mà cơ thể cũng sẽ không thể hấp thụ được tối đa các chất >dinh dưỡng. Thói quen này kéo dài sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, thậm chí là trào ngược acid, viêm loét, thậm chí là ung thư dạ dày.
Ngoài ra, cô Trương cũng thường xuyên ăn khuya, điều này khiến dạ dày không có thời gian nghỉ ngơi, làm cản trở sự phục hồi của niêm mạc dạ dày, lâu ngày gây tổn hại niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.
2. Ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn
Lối sống hiện đại, công nghiệp là “nền tảng” cho thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh được lên ngôi. Trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn ngày nay đã trở thành những thực phẩm không thể thiếu vì sự tiện lợi, hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, những thức ăn này có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Nướng thịt cũng như chiên rán thịt ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra ở các hợp chất gây ung thư mà điển hình là heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs). Thực phẩm chế biến sẵn có chứa rất nhiểu muối, và các chất bảo quản, điều này càng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
"Thịt đỏ" là thịt của tất cả các động vật có vú, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt ngựa, thịt dê, và những thứ tương tự. Xác loại thịt này, mỗi tuần khuyến cáo chỉ nên ăn 300-500g, nếu ăn vượt quá lượng cho phép cũng dẫn đến ung thư.
3. Uống nhiều rượu bia
Mặc dù bản thân rượu không phải là chất gây ung thư, nhưng nó có thể kích thích niêm mạc dạ dày, làm hỏng niêm mạc dạ dày và thúc đẩy sự hấp thụ các chất gây ung thư. Nếu bạn hút thuốc trong khi uống rượu, nó thậm chí còn có hại hơn. Bởi vì rượu có thể tăng cường tính thấm của màng tế bào, do đó làm tăng sự hấp thụ các chất gây ung thư trong khói thuốc.
Ba hoặc nhiều đồ uống có cồn (≥45g) mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.Quỹ nghiên cứu Ung thư thế giới đã cảnh báo rằng: thói quen ăn uống kết hợp rượu với thịt nguội, hay thịt muối sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày…
Thói quen ăn uống thiếu khoa học là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Chưa kể đến những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh khác như thức khuya, lười vận động đều là những tác động cộng dồn khiến ung thư có cơ hội phát sinh. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, cũng như sinh hoạt điều độ, hợp lý để phòng bệnh ung thư, chúng ta nên chủ động tầm soát ung thư định kỳ.