Trường hợp một phụ nữ ở Trung Quốc có dấu hiệu nhồi máu cơ tim nhưng không biết dẫn đến tử vong, bác sĩ cảnh báo 3 chỗ đau trên cơ thể cần phải cẩn thận.
Phụ nữ 32 tuổi đột tử vì >nhồi máu cơ tim
Mỹ Giai ở Vũ Hán (Trung Quốc) là nhân viên văn phòng của một công ty tư nhân. Năm nay cô 32 tuổi, mọi người trong công ty đều nói phụ nữ ngoài 30 tuổi cần phải có một sự nghiệp vững vàng, trong lòng Mỹ Giai hiểu rõ, nếu cô không làm việc thật tốt, thì cả đời này chỉ có thể làm nhân viên bình thường.
Đặc biệt, hiện tại công ty cô còn tuyển dụng rất nhiều sinh viên đại học trẻ trung, năng động. Trong lòng Mỹ Giai cảm thấy áp lực rất lớn, cô lo sợ bản thân mình sẽ bị những thanh niên trẻ tuổi này lấn lướt, vì vậy chỉ có thể liều mình nỗ lực.
Mỹ Giai mỗi ngày đều tăng ca rất muộn, luôn nghĩ bản thân nhất định phải làm việc chăm chỉ, và công việc phải làm tốt hơn rất nhiều, như vậy mới có cơ hội thăng chức.
Tuy nhiên, mẹ của Mỹ Giai bị bệnh, cha cô cũng đã có tuổi, nên buổi tối không thể chăm mẹ cô được. Vì vậy, mỗi ngày sau khi tăng ca Mỹ Giai còn phải đến bệnh viện để chăm sóc mẹ, việc này dẫn đến cô bị quá sức.
Cha của Mỹ Giai nhìn con gái mà đau lòng, và muốn tìm hộ lý chăm sóc, nhưng Mỹ Giai muốn tiết kiệm tiền nên kiên trì mỗi ngày sau khi tan ca lại đến bệnh viện chăm sóc mẹ. Bởi vì buổi tối không được nghỉ ngơi nhiều, lượng công việc hàng ngày lại rất lớn, vì vậy Mỹ Giai luôn cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi.
Đặc biệt vài ngày trước, Mỹ Gia thấy đau ở cánh tay trái, và thỉnh thoảng còn bị đau răng nhưng cô cũng không mấy quan tâm, bởi cô cho rằng đó chỉ là do cơ thể suy nhược. Tuy nhiên, vào buồi tối một ngày sau khi tăng ca xong, Mỹ Giai vội vã dọn dẹp đồ đạc, chuẩn bị đi đến bệnh viện, còn chưa rời khỏi cửa công ty, Mỹ Giai đột nhiên ngã khuỵu xuống.
Đồng nghiệp của Mỹ Giai vội vàng gọi xe cấp cứu, đưa cô đến Bệnh viện Vũ Hán. Dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng Mỹ Giai bị nhồi máu cơ tim và tử vong.
Ba chỗ đau cần phải đến viện khám gấp
Bác sĩ giải thích: biểu hiện nhồi máu cơ tim ở phụ nữ là rất khó xác định, nó có khả năng ở trong tim, hoặc cơn đau ở những nơi khác. Do đó, mọi người nên cẩn thận khi cơ thể đau trong những khu vực dưới đây:
1, Đau răng
Đau răng là do bệnh tim dẫn đến, thường biểu hiện răng đau kịch liệt, nhưng bộ phận đau không rõ ràng, dùng thuốc giảm đau cũng không thể giải quyết được. Nếu đau răng kèm theo ra mồ hôi nhiều, sắc mặt nhợt nhạt, cảm giác như sắp ngất, nên cảnh giác với bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính.
2, Đau họng
Cơn đau phát ra của nhồi máu cơ tim, có thể dẫn đến phần cổ và yết hầu. Đau họng do nhồi máu cơ tim dẫn đến, đại đa số là do một nguyên nhân tác động, ví dụ như một hoạt động đột ngột, một tâm trạng không ổn định bất ngờ đến, cũng có thể là một niềm vui hoặc nỗi buồn quá lớn.
Lúc này sẽ có cảm giác đau thắt cổ họng, giống như cảm giác bị kẹt bởi một sợi dây thừng đang siết ở cổ, không thể thở, kèm theo mồ hôi. Loại cảm giác này chính là hiện tượng nhồi máu cơ tim điển hình, do các triệu chứng đau cổ họng gây ra.
3, Đau cánh tay trái
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đau cánh tay trái là dấu hiệu của việc ngừng tim. Loại đau này thường được đặc trưng bởi cơn đau âm ỉ, và mặc dù cơn đau không quá nghiêm trọng, nhưng rất khó nhấc cánh tay lên.
Cơn đau là do các dây thần kinh được kích thích đến vỏ não và cơ thể con người có một cảm giác tương ứng. Đau do cơn đau tim gây ra có thể do hệ thống thần kinh trung ương truyền đến dây thần kinh cánh tay trái.
Có 4 phương pháp ngăn chặn nhồi máu cơ tim
1, Tránh xa béo phì
Ăn quá nhiều dầu và chất béo trong ba bữa ăn hàng ngày sẽ dẫn đến béo phì, đồng thời làm tăng tình trạng tắc nghẽn các mạch máu và tuổi thọ của các cơ quan sẽ được rút ngắn. Dinh dưỡng quá dư thừa, khi còn trẻ chỉ có thể xuất hiện tình trạng béo phì, nhưng đến tuổi trung niên, đặc biệt là sau 40 tuổi, sẽ bắt đầu xuất hiện các loại bệnh như tiểu đường, các loại bệnh về tim mạch và mạch máu não.
Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến >sức khỏe của chính mình, cố gắng giữ trọng lượng ổn định trong chỉ số BMI (trọng lượng chia cho bình phương chiều cao), cân nặng được kiểm soát tốt nhất ở mức 18.5 ~ 23.5.
2, Bổ sung axit béo chất lượng cao
Thói quen ăn uống không tốt làm tăng rất nhiều “rác” trong mạch máu, chẳng hạn như tăng triglyceride, cholesterol,… có thể dẫn đến sự hình thành tắc động mạch trong mạch máu, có thể dẫn đến sự dày lên của thành mạch máu. Do vậy, chế độ ăn uống nên ăn ít dầu, ít muối, ít đường, chủ yếu là ăn thanh đạm.
Rất nhiều chất béo chất lượng cao, chẳng hạn như dầu thực vật có chứa nhiều axit béo Omega-3, acid linolenic như dầu mè, dầu hạt lanh thô, dầu quả óc chó…
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc bổ sung Omega 3 sẽ làm giảm triglycerid. Thành phần Omega-3 còn bảo vệ hỗ trợ tim mạch, qua đó làm giảm nguy cơ tử vong do tim mạch. Thành phần DHA làm giảm lượng triglycerid máu, mặt khác giảm loạn nhịp tim, giảm tỷ lệ bệnh động mạch vành, giảm chứng nhồi máu cơ tim.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bệnh nhân bệnh tim nên tiêu thụ 1 gam axit béo Omega-3 hàng ngày. Nếu bạn bị nhồi máu cơ tim, sau đó dùng các axit béo Omega-3 với liều lượng theo quy định sẽ giúp bảo vệ tim của bạn.
3, Cai thuốc lá và rượu
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch, và những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao gấp ba lần so với người không hút thuốc.Carbon monoxide và nicotin trong sương mù thuốc lá có thể gây thiếu oxy cơ tim, gây co thắt mạch vành, tăng độ nhớt máu, làm suy yếu chất chống oxy hóa máu, thúc đẩy xơ cứng động mạch, và đẩy nhanh sự xuất hiện và phát triển nhồi máu cơ tim.
Uống nhiều rượu có thể gây huyết áp cao, gây loạn nhịp tim, tăng mức độ xơ cứng động mạch vành. Do đó, bắt buộc phải bỏ hút thuốc và hạn chế rượu.
4, Quản lý “cảm xúc”
Dưới sự căng thẳng, cơ thể chúng ta tiết ra các hormon làm chậm dần hệ thống mạch máu của, dẫn đến huyết áp cao, gây nhiều loại viêm và tổn thương khác cho mạch máu. Nói cách khác, mặc dù chỉ số xét nghiệm tim là bình thường, nhưng vì áp lực quá mức, cũng có thể khiến chúng ta bị đau tim. Vì vậy, bạn phải học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, không nên buồn phiền và căng thẳng.