Bị đau bụng 1 tuần mới đi khám, anh Lí không ngờ bị chẩn đoán ung thư dạ dày. Tuy nhiên điều khiến anh hối tiếc nhất chính là đã thường xuyên ăn uống một cách sai lầm.

05:25 29/11/2018

Anh Lí, 28 tuổi đã đến bệnh viện nội soi dạ dày sau khi bị đau bụng kéo dài hơn 1 tuần. Kết quả kiểm tra cho thấy anh bị >ung thư dạ dày.

Bác sĩ Trần Định Vĩ, trưởng khoa Phẫu thuật tổng quát, bệnh viện Shaoyifu trực thuộc Đại học Y chiết Giang cho biết lý do chính khiến anh Lí mắc bệnh ung thư dạ dày gói gọn trong 4 từ: “Ăn uống thất thường”.

Bác sĩ Trần giải thích anh Lí thường xuyên để bụng thật đói mới ăn, cả ngày có lúc chỉ ăn duy nhất một bữa, giờ giấc ăn uống cũng thất thường. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh của ông.

Hiện tại có khoảng 400.000 bệnh nhân bị ung thư dạ dày ở Trung Quốc mỗi năm và số người chết là 300.000 người. Tỷ lẹ thanh niên dưới 30 tuổi bị ung thư dạ dày đã tăng từ 1,7% lên đến 3,3 %.

Điều này liên quan nhiều đến thói quen ăn uống của người trẻ, nghĩ rằng bản thân còn trẻ khỏe nên chủ quan trong lối sống, không chủ động đi khám >sức khỏe va điều trị. Với một người trẻ tuổi như anh Lí nếu phát hiện sớm các dấu hiệu và kiểm tra kịp thời thì ung thư đã không tiến triển đến giai đoạn cuối.

Anh Lí sau khi biết mắc bệnh cũng rất hối hận: “Ba bữa ăn trong ngày của tôi diễn ra rất thất thường, đôi khi tôi đợi đến khi đói mới ăn, có ngày chỉ ăn duy nhất một bữa như bữa tối. Có lúc tôi đi nhậu nhẹt với bạn bè, đồng nghiệp trong khi bản thân còn chưa ăn gì. Giờ tôi mới biết tất cả những gì mình làm chẳng khác gì tự sát.”

Không chỉ vì thói quen ăn uống mà sự chủ quan của anh Lí cũng là một phần nguyên nhân. Cơ thể của anh đã sớm có các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày từ lâu. Khi đó, anh chỉ đi mua thuốc dạ dày hoặc thuốc giảm đau về uống nhưng không đi khám. Khi thấy tình trạng đau bụng thuyên giảm liền nghĩ bệnh đã khỏi.

Đáng tiếc cho anh khi phát hiện ra căn bệnh ung thư dạ dày cũng đã khá muộn. Trong dạ dày của anh có một khối u kích thước 3cm và nó liên quan đến chứng loét dạ dày lâu năm của anh.

Bác sĩ sau đó đã phẫu thuật cắt bỏ 2/3 dạ dày vì căn bệnh ung thư của anh đã di căn tới hạch bạch huyết. Anh cũng cần phải tiến hành hóa trị và thực hiện phương pháp nhắm đích.

Chế độ ăn uống bất thường nguy hiểm cỡ nào?

"Bức tường" dạ dày của cơ thể con người được chia thành bốn lớp: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp serosa. Bốn lớp này là hàng rào của dạ dày và được sử dụng để bảo vệ dạ dày.

Trong số đó, niêm mạc dạ dày có axit mạnh, đóng một vai trò trong việc bảo vệ dạ dày. Một khi niêm mạc dạ dày bị phá hủy, sẽ tạo tiền đề cho mầm mống ung thư phát triển.

Tiến trình từ thói quen ăn 3 bữa thất thường tới ung thư dạ dày diễn ra như sau:

Từ ăn 3 bữa thất thường đến viêm dạ dày

Mỗi ngày, một người ăn đầy đủ 3 bữa sáng, trưa và tối. Vào bữa ăn cuối ngày, axit dạ dày tiết ra sẽ tăng lên. Vào lúc này sau khi ăn, thức ăn sẽ được tiêu hóa bằng axit.

Tuy nhiên nếu đến cuối bữa ăn, dạ dày vẫn trống rỗng, axit không có thức ăn để tiêu hóa sẽ chuyển sang tấn công niêm mạc dạ dày. Điều này lặp đi lặp lại sẽ khiến niêm mạc dạ dày trở nên thô ráp và dẫn tới viêm dạ dày.

Từ viêm dạ dày đến loét dạ dày

Ăn uống thất thường, không có thức ăn vào dạ dày làm kích thích niêm mạc dạ dày, xói mòn dạ dày. Sau một thời giai dài sẽ hình thành nên vết loét dạ dày.

Từ loét dạ dày đến ung thư dạ dày

Ở giai đoạn của loét dạ dày, axit dạ dày liên tục kích thích niêm mạc dạ dày, và loạn sản của biểu mô niêm mạc dạ dày xảy ra, đó là, tổn thương tiền ung thư. Tại thời điểm này, nếu bạn không can thiệp, tiến triển đến loạn sản nặng, thường được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, sẽ dẫn tới ung thư dạ dày.

Những yếu tố đẩy nhanh sự xuất hiện của ung thư dạ dày

Phải mất 10 đến 15 năm từ biểu mô niêm mạc bình thường của dạ dày đến ung thư, nhưng nếu có một số yếu tố tác động, nó có thể rút ngắn quá trình và thậm chí ung thư sẽ xảy ra trong 5 đến 10 năm.

- Chế độ ăn uống không đều, nhịn ăn;

- Ăn thức ăn thừa thường xuyên mà không cất trữ cẩn thận;

- Áp lực của cuộc sống và công việc cao;

- Thường hút thuốc và uống rượu.

Khi những yếu tố này được kết hợp, nó có thể đẩy nhanh sự tiến hóa từ bệnh dạ dày đến ung thư dạ dày.

Theo Minh Dương/Khám Phá