Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một giấc ngủ trưa ngắn từ 15-30 phút có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, việc ngủ trưa không phải lúc nào cũng thích hợp, đặc biệt đối với những người gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ vào ban đêm hoặc thường xuyên ngủ quá lâu vào buổi trưa.
Dưới đây là những đối tượng không nên> ngủ trưa để đảm bảo tinh thần, >sức khỏe của bản thân.
Những người thường xuyên trải qua giấc ngủ không đủ và không sâu vào ban đêm thường dễ gặp tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ vào ngày tiếp theo.
Nếu họ tiếp tục ngủ bủ bằng >giấc ngủ trưa quá dài hoặc quá 1 giờ đồng hồ, tình hình mất ngủ ban đêm có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ tự nhiên.
Ngủ trưa có thể giúp giảm huyết áp, điều này có lợi cho những người có huyết áp cao.
Tuy nhiên, với những người có huyết áp thấp, việc ngủ trưa có thể gây khó thở và cảm giác nặng nề.
Thói quen ngủ ngay sau khi ăn có thể gây gia tăng trọng lượng, đặc biệt đối với những người đã có vấn đề về cân nặng.
Thay vì ngủ ngay sau bữa ăn, nên chờ ít nhất 20 - 30 phút để tiêu hóa trước khi đi ngủ trưa.
Thời gian ngủ trưa tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân và lịch trình hàng ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia đề xuất rằng khoảng 20 - 30 phút ngủ trưa là thời gian tối thiểu để đạt hiệu quả tốt. Khoảng thời gian này đủ để làm mới cơ thể và tinh thần, giúp tăng hiệu suất làm việc sau khi thức dậy.
Mặc dù mọi người có thể mong muốn có thời gian ngủ trưa lâu hơn để thư giãn, nhưng việc ngủ quá dài và sâu có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt và làm suy giảm hiệu suất làm việc và học tập.
Còn nếu ngủ quá ít sẽ không thể cung cấp đủ năng lượng và giảm căng thẳng, khiến cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi.
Vì vậy, quan trọng là cần tìm ra thời lượng ngủ trưa phù hợp nhất cho từng người thông qua việc thử nghiệm và tìm hiểu cơ thể của bản thân.