Tập ngồi thiền là trong trạng thái động, nghĩa là người tập có thể tập các động tác yoga, tập thở đúng cách và học cách tập trung ý nghĩa vào các động tác cũng như hơi thở đúng cách. Chúng ta cần hiểu rằng, phương pháp thiền định giúp tâm trí an tịnh, hạn chế việc suy nghĩ lung tung.

Châu Anh (t/h) 06:55 19/03/2024

Khi bạn ngồi thiền đúng cách, việc này mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể. Nó giúp thư giãn, hỗ trợ bệnh tâm lý như trầm cảm, hay đau đầu. Ngồi thiền là bộ môn mà ai cũng có thể tập luyện, đặc biệt nó không phải là bộ môn >tâm linh. 

Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 từ Đại học Brown và Đại học California trên tạp chí PLOS đã chứng minh điều ngược lại. Đó là chứng minh nếu thiền sai cách thì nó vẫn để lại những hậu quả. 

Theo báo Sức khỏe và Đời sống, có các tư thế thiền như sau:

Ngồi thiền trên ghế: Giữ thẳng lưng, chân đặt chạm đất, tạo góc 90 độ với đầu gối. Bạn có thể đặt một chiếc gối sau lưng để có tư thế thoải mái trong quá trình thiền. ‏

Thiền đứng: Nếu cảm thấy dễ chịu hơn khi đứng thẳng, hãy thử thiền đứng. Bạn có thể đặt tay lên bụng trong quá trình >luyện tập để kiểm soát hơi thở và tưởng tượng nguồn năng lượng đang di chuyển khắp cơ thể.‏

‏Thiền quỳ: Để thực hiện tư thế này, ống chân của bạn phải phẳng trên sàn với mắt cá chân ở dưới mông. Bạn có thể dùng một tấm đệm giữa mông và gót chân để được hỗ trợ nhiều hơn và đầu gối bớt căng thẳng hơn, bạn sẽ không cảm thấy đau khi ở tư thế này.‏

Thiền ngồi: Đây là tư thế thiền định phổ biến và được nhiều người ưa thích để thư giãn và giảm căng thẳng.

>Thiền sai cách khiến người tập ảo tưởng 

Khi nhiều người tham gia thiền, họ trở nên mâu thuẫn về các tư tưởng, xuất hiện tiếng nói, âm thanh hay hình ảnh trong lúc thiền khiến họ tin vào đó, đây có thể là biểu hiện của tâm thần phân liệt. 

Chứng ảo tưởng của người ngồi thiền còn cho thấy họ có sự suy giảm đáng kể về việc điều tiết, kiểm soát bản thân và hoàn thành công việc. 

Chính vì vậy cần mở nhạc nhẹ khi ngồi thiền để tâm được kiểm soát, tĩnh lặng hơn. Không chỉ vậy, cần điều chỉnh nhịp thở để tư tưởng không nghĩ suy lung tung. Khi hít thở sâu lúc thiền, giúp người ngồi thiền được thả lỏng và dễ chịu. 

Ngồi thiền sai cách có thể ảnh hưởng tới công việc 

Khi thiền sai cách, dẫn tới việc người ngồi thiền trì hoãn, mất động lực vào công việc. Đây cũng là biểu hiện tương tự như triệu chứng của bệnh trầm cảm. 

Để tránh bị ảnh hưởng của tình trạng không tốt này, người ngồi thiền mỗi ngày chỉ nên dành ra 2 phút để ngồi thiền. Sau dần mới tăng lên 5 phút, 7 phút. 

Ảnh minh họa: Internet

 

Thiền sai cách làm thay đổi cảm xúc 

Việc thiền sai cách có thể là nguồn cơn làm tác động đến cảm xúc và những ký ức của một người đã bị kìm nén quá lâu trong quá khứ. Thậm chí nó còn dẫn đến những cảm xúc tiêu cực, khó chịu. Một số người ngồi thiền thay vì cảm thấy được thu giãn thì lại rơi vào cảm giác lo lắng, hoảng loạn. Không chỉ vậy, họ bị hoang tưởng và rơi vào tình trạng đau buồn. Trong những trường hợp như thế này thì giải pháp là bạn hãy để tâm trí của bản thân được tự nhiên, thoải mái. Cần giảm đi các suy nghĩ lộn xộn trong đầu cho đến khi tâm trí trở nên lành mạnh và trong sáng. Hoặc có thể ngồi thiền bằng cách mở mắt và đếm nhịp thở quan sát cơ thể mình.

Thiền sai có thể gây đau nhức 

Nếu ngồi thiền sai cách có thể gây nên cảm giác đau đầu, đau nhức hay chóng mặt. Chính vì vậy, nếu ngồi đúng và để tâm trạng thoải mái thì sẽ không phải gồng khi hít vào. Ngoài ra, việc ngồi với vai thấp thẩm lưng thả lỏng, không nên căng các cơ sẽ làm cho người tránh được đau nhức. Bản chất của việc ngồi thiền đúng cách là để giảm các tình trạng đau nhức của cơ thể. Trong khi ngồi thiền sai cách thì nó sẽ mang lại kết quả ngược lại. 

Để đảm bảo nhận được lợi ích tối đa từ thiền định, bạn cần lưu ý:

Thiền ở nơi không gian phù hợp, yên tĩnh, trong quá trình thiền tránh không bị làm phiền.‏

‏Không ép bản thân thiền quá lâu. Nhưng hãy cam kết thiền mỗi ngày.‏

‏Tập trung vào hơi thiền để giúp bạn cảm nhận hơi thở, lắng nghe cơ thể‏

Nên kết hợp nghe nhạc nhẹ nhàng khi thiền…

Châu Anh (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe