Rất nhiều người nghiến răng khi ngủ, có nguy hiểm không, là dấu hiệu của bệnh gì?

11:26 09/11/2020

Nghiến răng khi ngủ là hội chứng bệnh, tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh mà nó còn phản ánh tình trạng >sức khỏe của cơ thể đồng thời gây ra nhiều biến chứng như rối loạn chức năng hàm, đau đầu, tổn thương răng...

Vậy >nghiến răng khi ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Cơ thể thiếu >dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng như canxi sẽ rất dễ nghiến răng khi ngủ.

Vì thế, hãy bổ sung canxi cùng các dưỡng chất cho cơ thể bằng cách thêm vào thực đơn hàng ngày các loại rau, củ giàu chất dinh dưỡng.

2. Răng xô lệch

Một số người có biểu hiện nghiến răng khi ngủ là do hàm răng bị xô lệch, răng không được sắp xếp gọn gàng, khớp cắn của răng không trùng khớp, xô lệch nên dẫn tới hiện tượng trên.

3. Hồi hộp

Rất nhiều trường hợp nghiến răng do trước khi ngủ chịu áp lực, căng thẳng hay hồi hộp.

Điều này làm cho vỏ não vẫn ở trạng thái hoạt động dù cơ thể đã chìm vào giấc ngủ làm cho cơ co cứng gây nên hiện tượng nghiến răng.

4. Rối loạn nội tiết

 

Có thể bạn chưa biết, rối loạn nội tiết cũng có thể sinh ra hiện tượng nghiến răng.

Tình trạng rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ.

Bên cạnh đó, nghiến răng còn có liên quan đến một số chứng bệnh khác như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ,...

Một số phương pháp giúp cải thiện chứng nghiến răng khi ngủ như:

- Thư giãn toàn thân

Trước khi ngủ nên thực hiện các bài tập giúp thư giãn, đầu óc thả lỏng tránh tiếp xúc với các thông tin hay sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, bia, rượu...

- Thay đổi hành vi

Người bị nghiến răng khi ngủ có thể thay đổi hành vi bằng cách điều chỉnh tư thế miệng và hàm. Nên tham khảo ý kiến chuyên môn của các nha sĩ để được hướng dẫn chính xác nhất.

- Khám răng định kỳ

Việc khám răng định kỳ sẽ giúp bạn nhận biết được chứng nghiến răng từ đó áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Nghiến răng khi ngủ có thể tự khỏi nhưng cũng có trường hợp phải áp dụng phương pháp điều trị từ các chuyên gia. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!

Theo Thanh Hương/ Gia Đình Mới