"Tôi mua về ăn thử vì nhìn họ ăn ngon lắm. Người làm video còn bảo rằng, nước sốt cay sẽ tiêu diệt vi khuẩn nên tôm sẽ an toàn để ăn sống", bệnh nhân này chia sẻ.

Tuệ Anh (TH) 16:30 28/07/2023

Theo thông tin từ Dân Trí, vô tình xem được đoạn clip ăn >tôm sống sốt Thái từ một video trên Tiktok, nam thanh niên 23 tuổi, sống tại Hà Nội đã bắt chước mua tôm về tự chế biến tại nhà.

Một khay khoảng 10 con tôm, rưới thêm loại sốt cay có thành phần chính từ nước mắm, ớt, chanh, được nam thanh niên ăn ngon lành.

Nhiều người có sở thích ăn tôm sống, sốt với các loại gia vị mạnh, cay nóng - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, sau đó khoảng 2 giờ đồng hồ, chàng trai bất ngờ có triệu chứng đau bụng và đi ngoài nhiều lần.

Tiếp theo đó, cảm giác chóng mặt và mệt mỏi liên tục xuất hiện, còn nôn mửa không ngừng.

Ngat lập tức, nam thanh niên được người nhà đưa vào thăm khám tại bệnh viện. Sau quá trình theo dõi, chàng trai được chẩn đoán bị> nhiễm khuẩn Salmonella (một loại vi khuẩn đường ruột).

"Tôi mua về ăn thử vì nhìn họ ăn ngon lắm. Người làm video còn bảo rằng, nước sốt cay sẽ tiêu diệt vi khuẩn nên tôm sẽ an toàn để ăn sống", nam bệnh nhân chia sẻ. 

Ngoài trường hợp của nam thanh niên trên, không ít người trước nay vẫn có sở thích ăn đồ sống và dùng các gia vị mạnh như chanh - ớt - gừng để làm "chết" vi khuẩn. Dẫn tin từ Sức khỏe Đời sống, từng có trường hợp tử vong sau khi ăn hàu sống vắt chanh. 

Theo các chuyên gia, ăn hàu sống có nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm và không có cách nào để phát hiện xem những con hàu sống có chứa vi khuẩn gây bệnh hay không. Cách duy nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh là nấu hàu ở nhiệt độ bên trong 145 độ F (khoảng 63 độ C) trước khi ăn.

Hàu cũng là món được nhiều người khoái khẩu - Ảnh minh họa: Internet

 

Ngoài ra, cần nhớ các "thủ thuật" khác để ăn hàu sống chẳng hạn như thêm nước sốt nóng, nước cốt chanh hoặc rượu mạnh... sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn và bất kỳ mầm bệnh truyền qua thực phẩm nào. Mặc dù nước chanh có tính axit không có lợi cho sự phát triển của hầu hết các vi khuẩn nhưng không trực tiếp tiêu diệt được vi khuẩn.

Trả lời trên Dân Trí, BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, việc ăn đồ sống, đồ tái có nguy cơ bị nhiễm trùng thực phẩm cao.

Thực phẩm sống có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh vật và virus gây hại cho con người. Chưa kể có một số loại> hải sản sống và thực phẩm sống có thể bị nhiễm phèn, chì và các chất ô nhiễm khác trong môi trường.

Ngoài ra, nhiều món ăn sống/tái đặc sản như: gỏi cá, bò tái, rau sống... có thể ẩn chứa các loại giun sán gây bệnh cho con người.

"Trên thực tế, người dân thường tin và làm theo những mẹo sơ chế, khử trùng đồ ăn tràn lan. Một trong số đó là vắt chanh lên đồ tái. Vắt chanh có khả năng giúp giảm số lượng vi khuẩn trên bề mặt thực phẩm nhưng không đủ để giết chết hoàn toàn vi khuẩn trong món ăn.

Dù chanh có nồng độ axit tự nhiên cao, nhưng không đủ mạnh để giết chết các loại vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe", BS Thiệu cho hay.

Khi vắt chanh lên món ăn tái hoặc sống, thời gian tiếp xúc chỉ diễn ra trong vài giây. Điều này không đủ để có thể tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là các loại vi khuẩn đã thâm nhập vào bên trong các mô của thực phẩm.

Để phòng tránh nhiễm khuẩn thực phẩm, BS Thiệu khuyến cáo người dân cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm sống, tái.

Thêm vào đó, người tiêu dùng cần đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh khi sơ chế, chế biến cũng như tiêu thụ thực phẩm.

Tuệ Anh (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe