Ngâm chân rất tốt đối với cơ thể, nó không chỉ có tác dụng làm ấm vào mùa đông lạnh mà còn giúp cơ thể đỡ mỏi, thư thái, giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Gió mùa đông bắc về, chân thường là bộ phận cảm nhận rõ nhất. Hơn nữa, khi thời tiết lạnh, những mạch máu ở bàn chân sẽ bị co lại khiến tuần hoàn máu trở nên bất thường, xảy ra tình trạng máu chảy ngược hay lưu thông chậm, ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cũng như những hoạt động của cơ thể con người.
Tuy nhiên bạn có biết, toàn bộ cơ thể ngay lập tức sẽ trở nên, tuần hoàn máu được cải thiện khi ngâm chân với nước ấm! Đảm bảo bàn chân luôn được giữ ấm sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường ở nhiệt độ thích hợp.
Ngoài việc thúc đẩy tuần hoàn máu, ngâm chân còn có tác dụng giảm mệt mỏi và giúp ngủ ngon hơn. Ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu lên não, tạo cảm giác buồn ngủ, giúp chúng ta ngủ ngon và sâu hơn.
Ngâm chân cùng dược liệu đem lại hiệu quả gấp nhiều lần
Ngoài ra, để làm tăng hiệu quả của phương pháp ngâm chân bằng nước nóng cũng như cải thiện >sức khỏe của cơ thể, các nhà nghiên cứu đã khuyên chúng ta nên kết hợp nước ấm cùng một số “dược liệu” khác.
1. Ngâm chân với nước thêm chút hạt tiêu
Hạt tiêu không chỉ đơn thuần là một loại gia vị thiết yếu hằng ngày, tính ấm trong hạt tiêu còn giữa vai trò như một vị thuốc bổ. Theo y học Trung Quốc, tiêu có tác dụng trừ ẩm, giải cảm, tiêu thũng. Hòa một chút tiêu vào nước sẽ có tác dụng chống cảm phong hàn, nhất là khi trời trở lạnh.
2. Ngâm chân kèm lá ngải cứu
Lá ngải cứu có tác dụng giải cảm, cầm máu, giảm đau, giảm ho, long đờm nên dùng ngải cứu lá ngải cứu ngâm chân sẽ rất tốt cho cơ thể chúng ta. Loại lá này sẽ giúp loại bỏ cái lạnh trong người và nâng cao khả năng miễn dịch.
3 nhóm người không nên ngâm chân
1. Người mắc bệnh tiểu đường
Người có tiền sử bệnh tiểu đường không được ngâm chân vì nếu nhiệt độ nước quá cao sẽ dễ bị bỏng. Bởi khả năng phục hồi vết thương của người mắc bệnh tiểu đường tương đối chậm, nếu bị bỏng thì vết thương sẽ rất lâu khỏi.
2. Người mắc bệnh tim mạch
Nếu ngâm chân ở nhiệt độ nước quá cao sẽ kích thích sự giãn nở của các mạch máu, từ đó lưu thông máu nhanh hơn và đây cũng là một loại áp lực lên tim của chúng ta. Những bệnh nhân tim mạch sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng chóng mặt vì quá trình tuần hoàn máu lên não có thể bất ngờ nhanh hoặc chậm hơn bình thường.
3. Người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do suy van, nếu dùng nước nóng để ngâm chân sẽ chỉ làm cho lượng máu ở bàn chân tăng lên, mạch máu chi dưới sẽ bị tắc khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Ngoài những lưu ý về 3 kiểu người không nên sử dụng phương pháp ngâm chân thì chúng ta cũng cần quan tâm đến nhiệt độ nước ngâm và thời gian ngâm chân để mang có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ở mỗi phương thức ngâm chân nào cũng vậy, nhiệt độ nước ngâm chân không được quá nóng và thường sẽ giao động từ 40°C - 45 °C là thích hợp nhất. Thời gian ngâm chân cũng không nên quá lâu, trung bình khoảng 30 phút, nếu thời gian quá lâu sẽ dễ dẫn đến tình trạng máu ở chân lưu thông quá nhanh, lượng máu cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể không đều nhau, tác dụng không tốt đến cơ thể.
Theo Toutiao