Ngoài những biểu hiện thông thường mà chúng ta thường được nghe nhắc tới, mọi người hãy chú ý thêm các dấu hiệu ở phần lưng dưới như dưới đây bởi chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đang tìm đến.
Ngày nay, cuộc sống của con người ngày càng trở nên phức tạp. Nhịp sống ngày càng tăng nhanh, giao thông ngày càng tắc nghẽn, sức ép của con người ngày càng cao và nguy cơ mắc các bệnh ung thư cũng dần tăng lên. Các bệnh ung thư cao có nguy cơ mắc cao là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư gan. Dù là xuất hiện ở những bộ phận khác nhau nhưng dù là loại ung thư nào cũng có thể đe dọa đến tính mạng con người. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm có thể tăng tỷ lệ sống thêm 5 năm.
Bất kì bệnh ung thư nào khi xuất hiện cũng đều ngấm ngầm hoặc công khai "thông báo" bằng cách tạo ra những phản ứng bất thường trên cơ thể. Ví dụ như: Ung thư đại tràng thì có thể là đi ngoài ra máu, ung thư dạ dày thì là đau bụng... Tuy nhiên, các dấu hiệu cảnh báo ung thư không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đôi khi, chúng còn có thể nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
Ngoài những biểu hiện thông thường mà chúng ta thường được nghe nhắc tới, mọi người hãy chú ý thêm các dấu hiệu ở phần lưng dưới như dưới đây bởi chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đang tìm đến.
Những triệu chứng ở lưng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư
1. Đau thắt lưng
Đau thắt lưng là một triệu chứng phổ biến và là biểu hiện của nhiều bệnh, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm thắt lưng và sỏi thận. Nếu những cơn đau thắt lưng dai dẳng không thể thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc giảm đau, chúng ta nên cảnh giác với các bệnh ung thư như ung thư thận, ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, các bệnh ung thư khác có thể di căn đến cột sống thắt lưng và gây đau lưng.
2. Đau nhức cơ lưng dưới
Đau nhức cơ ở lưng dưới không chỉ đơn giản là căng cơ hoặc mệt mỏi. Nếu vấn đề này tái diễn, hãy cảnh giác với sự di căn của tế bào ung thư.
3. Suy giảm chuyển động của lưng dưới
Đúng là thoái hóa đốt sống thắt lưng có thể gây rối loạn vận động vùng lưng dưới, nhưng điều trị sớm có thể giảm bớt tình trạng này. Nếu tình trạng rối loạn vận động lưng dưới dai dẳng ngày càng trầm trọng hơn, hãy cảnh giác với ung thư.
Làm thế nào để ngăn chặn các yếu tố gây ung thư?
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn
Người lớn ăn ít nhất 500 gam rau và 200 gam trái cây mỗi ngày. Rau củ, trái cây chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ tế bào và tránh tổn thương do oxy hóa.
Nên tránh xa thực phẩm ngâm và hun khói vì chúng có chứa nitrit, có thể gây ung thư dạ dày.
Tránh hút thuốc và uống rượu, tránh xa khói thuốc và khói thuốc thụ động.
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn là những thực phẩm giàu chất đạm và chất sắt cao, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. WHO không khuyến cáo mọi người nên từ bỏ thói quen ăn thịt đỏ, thay vào đó nên hạn chế, sử dụng chúng một cách hợp lý nhất có thể. Thịt đỏ khi được tiêu thụ ở lượng an toàn sẽ cung cấp lượng chất sắt dồi dào, lượng kẽm, protein, vitamin B rất cần thiết cho quá trình phát triển, ngăn ngừa lão hóa của cơ thể.
Tổ chức Ung thư Thế giới khuyến cáo lượng thịt đỏ tiêu thụ hàng tuần của mỗi người nên được kiểm soát ở mức dưới 500g (không bao gồm xương và mỡ) và không quá 70g thịt/ngày. Những loại thịt trắng tươi như thịt gà và cá sẽ tốt hơn cho cơ thể, không chứa hóa chất gây ung thư.
Ăn ít hoặc không ăn các sản phẩm thịt đã qua chế biến như giăm bông, thịt xông khói và xúc xích.
2. Tránh xa môi trường ô nhiễm cao
Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ra ung thư. Cơ quan Nghiên cứu về Ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới vừa cảnh báo rằng không khí mà chúng ta đang hô hấp có chứa đầy những chất gây ung thư và đã chính thức xếp ô nhiễm không khí là một trong những tác nhân gây ung thư.
IARC cho biết, chỉ tính riêng năm 2010, nạn ô nhiễm không khí đã khiến 223 nghìn người trên khắp thế giới chết vì bệnh ung thư. Đồng thời, cơ quan này cũng khẳng định đã có những chứng cứ thuyết phục cho thấy nguy cơ ung thư bàng quang cũng đang ngày một gia tăng.
Để tránh ung thư, hãy cố gắng không ra ngoài khi trời có mây mù. Nếu có thể, bạn có thể đặt máy lọc không khí và đeo khẩu trang N95 khi ra ngoài. Đồng thời, hãy đề phòng những ô nhiễm trong nhà như formaldehyde, radon, benzen... và ưu tiên những vật liệu thân thiện với môi trường ở trong nhà bạn.
Có thể ngăn ngừa, loại bỏ hoặc làm giảm tất cả các yếu tố có thể gây ung thư, mọi người cần kịp thời và thay đổi thói quen lối sống, chẳng hạn như bỏ hút thuốc và hạn chế rượu, chú ý đến đa dạng hóa chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng và tập thể dục vừa phải. Những người có nguy cơ mắc ung thư cao cũng cần đến bệnh viện để được tầm soát các bệnh ung thư liên quan thường xuyên.