Một khi các vấn đề về calo dư thừa đã bị loại trừ, nếu bạn vẫn không thể giảm cân thì hãy nghĩ đến nguyên nhân gây tăng cân là do bạn đang bị bệnh nào đó.
Bạn đã chăm chỉ đến phòng tập trong nhiều tháng, cắt giảm thực phẩm giàu calo trong các bữa ăn, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước... nói chung là làm mọi thứ mà các chuyên gia y tế vẫn khuyên nên làm để giảm cân. Thế nhưng, chỉ số trên cân cho biết trọng lượng cơ thể bạn không hề giảm đi, thậm chí có khi còn tăng lên.
Điều này rất dễ làm bạn phát cáu và bực mình. Và nếu không tỉnh táo bạn sẽ nghĩ rằng mình tập luyện chưa đủ, ăn vẫn quá nhiều... Sau đó, có thể bạn lại "lao đầu" vào cuộc chiến giảm cân không hồi hết này mà không biết rằng nguyên nhân khiến bạn không thành công lại hoàn toàn khác.
Chuyên gia >dinh dưỡng Melina Jampolis, bác sĩ nội trú và chuyên khoa tại LA, khuyến cáo, nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần loại bỏ ngay "thủ phạm" đầu tiên mà bạn nghĩ đến là dư thừa calo (do ăn nhiều). Bởi vì, hãy trung thực với bản thân, rõ ràng bạn đã cắt giảm đáng kể lượng calo từ thức ăn, bạn cũng chăm tập luyện, vậy tức là chuyện >tăng cân của bạn bắt nguồn từ nguyên nhân khác.
Bác sĩ Jampolis cho biết: "Rất nhiều người không nhớ nổi mình ăn uống những gì, gồm bao nhiêu calo. Đó chính là lý do vì sao bạn nên ghi lại những gì mình đã ăn, thói quen tập thể dục trong ít nhất vài ngày trước khi đến gặp bác sĩ. Từ đó, bác sĩ có thể sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp nhất".
Một khi các vấn đề về calo dư thừa đã bị loại trừ, nếu bạn vẫn không thể giảm cân thì hãy nghĩ đến khả năng bạn đang gặp vấn đề >sức khỏe nào đó, ví dụ như bị bệnh.
Một số bệnh có thể là >nguyên nhân gây tăng cân mà không thể giảm bao gồm:
1. Bệnh tuyến giáp
Theo bác sĩ Jampolis, khi một phụ nữ trẻ bước vào văn phòng của bác sĩ với mục đích liên quan tới sự tăng cân không giải thích được, kiểm tra tuyến giáp là điều đầu tiên mà bác sĩ quan tâm và thực hiện. vị trí đầu tiên mà hầu hết các bác sĩ sẽ điều tra. Theo Hiệp hội về Tuyến giáp của Mỹ, cứ trong 8 phụ nữ thì có 1 người phát triển chứng rối loạn tuyến giáp trong cuộc đời của mình.
Tuyến giáp là tuyến hình bướm ở cổ có trách nhiệm tiết ra homrone điều hòa sự trao đổi chất, và nếu bạn có một tuyến giáp hoạt động kém (gọi là suy giáp), quá trình trao đổi chất có thể làm chậm lại, gây ra tăng cân.
Theo bác sĩ Jampolis, những phụ nữ bị chứng tuyến giáp cũng có thể gặp tình trạng suy kiệt năng lượng hoặc mệt mỏi, da khô, rụng tóc, khàn giọng, hay táo bón.
2. Chu kì kinh nguyệt không đều... có thể là do hội chứng đa nang buồng trứng
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - rối loạn nội tiết, làm mất cân bằng hormone sinh sản estrogen và testosterone, có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như rối loạn kinh nguyệt, tăng trưởng lông trên khuôn mặt và đau nửa đầu. "PCOS cũng có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng insulin của cơ thể (hormone giúp biến các loại đường và tinh bột thành năng lượng), có nghĩa là có dễ khiến bạn tăng cân, đa số các trường hợp là tăng mỡ thừa quanh bụng", bác sĩ Jampolis cho biết.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không ổn định, hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để được thăm khám cụ thể.
3. Bạn đang căng thẳng hoặc trầm cảm
Cơ thể là một hệ thống linh hoạt, khi chúng ta trầm cảm, cơ thể chuyển sang chế độ "fight-or-flight" (chiến đấu hay bỏ qua) và tăng lượng adrenaline được sản sinh ra (để giúp chúng tôi thoát khỏi nguy hiểm) cùng với một lượng lớn hormone cortisol (được cho là để giúp chúng ta khôi phục trữ lượng năng lượng và lưu trữ chất béo).
Bác sĩ Jampolis cho biết: Rất nhiều người trong chúng ta bị căng thẳng do ngồi bên bàn làm việc hàng giờ, cộng với việc ít vận động sẽ khiến lượng calo dư thừa tăng lên. Vì vậy, nếu thấy mệt mỏi, chán nản, hãy tìm đến gặp bác sĩ hay chuyên gia tâm lý để được giải tỏa vấn đề.
4. Bạn đang bồn chồn vào ban đêm... có thể là do mất ngủ
Với hầu hết mọi người, một đêm ngủ không ngon giấc hay mất ngủ chính là lúc khiến bạn khao khát các loại đồ ăn nhiều đường và chất béo. Đó là bởi vì cơ thể đã sản sinh ra một số hormone gây đói và tăng sự trao đổi chất của cơ thể.
"Ngủ quá ít làm sản sinh ghrelin - hormone báo hiệu rằng đã đến lúc ăn, trong khi đó mức độ leptin - homrone báo hiệu cảm giác no lại bị giảm đi. Kết quả là bạn ăn rất nhiều vào ngày hôm sau mà không hề có cảm giác thỏa mãn", bác sĩ Jampolis nói. Kết quả: ngày hôm sau một bữa tiệc chow-fest hoàn toàn không thỏa mãn.
5. Bạn đang mắc hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing là một rối loạn xảy ra khi cơ thể chứa lượng nhiều hormone cortisol (glucocorticoid). "Tình trạng này có thể hiếm gặp (chỉ có 10-15/1triệu người bị ảnh hưởng, 70% trong số đó được chẩn đoán là phụ nữ) nhưng nó hoàn toàn có thể gây tăng cân quá mức, nhất là làm tăng mỡ thừa quanh vùng bụng và sau cổ", bác sĩ Reshmi Srinath, trợ lý giáo sư về bệnh tiểu đường, nội tiết và bệnh xương tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, cho biết.
"Những người mắc hội chứng Cushing thường có năng lượng thấp và dễ gặp các biến chứng như tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao. Những dấu hiệu nổi bật của bệnh là những vết rạn da đỏ to lớn trên bụng", bác sĩ Reshmi Srinath nói thêm. Nếu bạn gặp các dấu hiệu này, hãy nói chuyện với bác sĩ sớm nhất có thể.