Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn ngủ trưa càng lâu, càng thường xuyên thì có thể làm suy giảm chức năng nhận thức và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Y tế Nga tại Hoa Kỳ đã theo dõi 1401 >người cao tuổi trong 14 năm xác định mối quan hệ tương quan giữa giấc ngủ trưa và >bệnh Alzheimer. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi các kiểu ngủ trưa của những người tham gia trong tối đa 10 ngày thông qua một thiết bị gắn trên cổ tay của họ. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã theo dõi sự thay đổi chức năng nhận thức của những người tham gia thông qua nhiều bài kiểm tra thần kinh và kiểm tra nhận thức mỗi năm một lần.
Kết quả là những người cao tuổi ngủ trưa hơn 1 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn 40% so với người cao tuổi không ngủ trưa.
Giấc ngủ trưa của những người không bị rối loạn nhận thức tăng khoảng 11 phút mỗi năm. Tuy nhiên, sau khi bị suy giảm nhận thức, thời gian ngủ trưa của họ sẽ tăng gấp đôi và thời gian ngủ trưa sau khi chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer sẽ tăng gấp ba lần.
Bệnh Alzheimer phát sinh là do sự tích tụ protein beta-amyloid và protein tau trong não. Nhóm nghiên cứu đã phân tích rằng protein sẽ tích tụ trong não, thân não và tủy sống gây ra một loạt triệu chứng và làm tăng tần suất và thời gian ngủ trưa.
Tiến sĩ Aaron Bushman, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu này đã chứng minh rằng có mối liên hệ giữ giấc ngủ trưa và bệnh Alzheimer.” Tiến sĩ nói thêm: “Cần phải nghiên cứu thêm để tìm cách ngăn chặn sự tích tụ của protein gây ra bệnh Alzheimer."
Nghiên cứu này gần đây đã được đăng tải trên tạp chí Alzheimer's and Dementia một tạp chí học thuật của Hiệp hội Alzheimer Hoa Kỳ ( Alzheimer's Association).