Thấy nổi mụn trên ngực, cô gái trẻ đã tự ý nặn sau đó thoải mái đi tắm biển cùng bạn bè. Tuy nhiên sau đó cô đã phải nhập viện vì hành động sai lầm của mình.

12:16 03/08/2019

Khi các cô gái gặp phải các vấn đề ở những vùng riêng tư, họ thường ngại ngùng và tìm cách tự điều trị bởi vì họ e ngại việc để người khác nhìn thấy những phần nhạy cảm. Bác sĩ cấp cứu Tian Zhixue đã chia sẻ về trường hợp một nữ sinh viên 20 tuổi do quá ngại ngùng việc đi khám phần riêng tư nên đã phải nhận cái kết “đắng”.

Nữ sinh viên 20 tuổi nhân dịp nghỉ hè đã cùng bạn bè đi tắm biển. Khi các cô gái trẻ cùng vào phòng thay đồ tắm, một người bạn của nữ sinh bất ngờ than phiền: “Tớ lại bị mọc mụn trứng cá trên ngực rồi.” Nói xong, cô gái trẻ thản nhiên >nặn mụn mọc quanh núm vú. Sau đó cô ấy nói rằng do lỗ chân lông to nên dễ bị nổi mụn.

Bác sĩ Khoa Cấp cứu Tian Zhixue.

Sau khi nghe người bạn nói, nữ sinh viên đã lén nhìn vào ngực mình và bất ngờ phát hiện thấy cũng nổi mụn nên đã dùng tay để nặn nó. Tuy nhiên cô gái trẻ không ngờ hành động nặn mụn đã vô tình gây ra vết thương trên ngực. Sau đó, cô gái vẫn mặc đồ bơi và đi tắm biển cùng bạn bè. Tuy nhiên do khi tắm, cát lọt vào trong đồ bơi, tiếp xúc với vết thương khiến cho vùng da quanh ngực sưng đỏ. Nhưng vì quá xấu hổ nên cô gái không dám đi khám.

Khi quay lại Đài Bắc, nữ sinh viên đột nhiên sốt cao, người run lẩy bẩy. Mãi cho tới khi không thể chịu nổi, cô gái mới nói với mẹ và hai mẹ con đưa nhau đến bệnh viện.

Bác sĩ Tian Zhixue sau khi nghe lời kể của nữ bệnh nhân đã vén áo của cô gái lên để kiểm tra, mẹ cô gái đứng ngay bên cạnh lập tức ngã gục khi nhìn vào ngực của con gái. Ngực cô gái trẻ bị sưng rất to, khi sờ nắn thấy có khối u mủ khoảng 3cm, chảy dịch rất nhiều, chẩn đoán bị viêm mô tế bào vú. Bác sĩ đề nghị phẫu thuật ngay lập tức.

Lúc này hai mẹ con nữ bệnh nhân òa khóc và nói rằng sợ phẫu thuật sẽ làm biến dạng ngực. Tian Zhixue cũng nhắc nhở rằng nhiều căn bệnh có thể được ngăn ngừa hoặc chẩn đoán sớm, đặc biệt là ở những khu vực riêng nhưng nhiều cô gái trẻ vì xấu hổ khi khám nên khiến bệnh trở nặng. Những bệnh nhân này thường gặp ở những cô gái độc thân, chưa lập gia đình. 

Bác sĩ Tian Zhixue bất ngờ khi vén áo khám ngực cho nữ sinh viên. (Ảnh minh họa)

Bệnh viêm mô tế bào là gì?

Bệnh viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng ở da và mô cấu trúc bên dưới da. Bệnh dễ nhận biết khi có một vùng da sưng đỏ, bề mặt có thể bị nổi bóng nước phòng rộp. Người khỏe mạnh bình thường ít khi bị viêm mô tế bào nặng phải nhập viện. Các trường hợp bệnh nghiêm trọng cần nhập viện điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch thường xuất hiện trên cơ địa người có bệnh nội khoa sẵn như đái tháo đường, sử dụng thuốc nhóm corticosteroid kéo dài, phù toàn thân. Trong các trường hợp viêm mô tế bào nặng, đôi khi chỉ sử dụng thuốc kháng sinh không thể khống chế được bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật đề loại bỏ mô hoại tử.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm mô tế bào là gì?

- Da đỏ có xu hướng lan ra;

- Sưng;

- Da sưng ấn mềm, lõm;

- Đau;

- Nóng dưới da;

- Sốt;

- Xuất hiện đốm đỏ trên bề mặt tổn thương;

- Da bị phồng rộp;

- Da bị lún xuống hoặc có nếp nhăn.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Suy giảm hệ miễn dịch: Các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch như bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu và HIV/AIDS, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid, cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.

Chấn thương: Bất kỳ vết thương, gãy xương, vết bỏng hoặc vết rách nếu không giữ vệ sinh đều cho phép vi khuẩn xâm nhập vào.

Các bệnh về da: Các bệnh về da như chàm da, nấm chân, thủy đậu và bệnh zona, có thể làm tổn thương da và làm cho vi khuẩn xâm nhập vào.

Phù mạn tính ở cánh tay hoặc chân: Mô bị phù có thể gây nứt da làm cho da dễ bị nhiễm khuẩn.

Có tiền sử bệnh viêm tế bào: Những người trước đây bị bệnh viêm tế bào, đặc biệt ở phần chân dưới, có thể dễ bị phát triển bệnh trở lại.

Béo phì: Quá cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm tế bào và tái phát.

Theo Minh Thùy/Khám Phá