Không lâu sau, cơ thể của bệnh nhân bắt đầu nổi mẩn đỏ khắp người, lây lan sang cả bàn tay và bàn chân. Bệnh nhân lúc này mới vội vàng đến bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán anh mắc bệnh giang mai giai đoạn 2.
Bác sĩ Tăng Đình Ngọc, khoa Truyền nhiễm, công tác tại bệnh viện Taichung Hospital, Trung Quốc, cho biết: 2 tháng trước, một bệnh nhân tên là Kiệt (23 tuổi) đã đến khám tại bệnh viện.
Trong 1 năm qua, Kiệt không có quan hệ tình dục với bất cứ ai. Chính vì vậy, khi quen bạn gái qua mạng và xảy ra tình một đêm tại khách sạn, Kiệt quá phấn khích và không đeo bao cao su khi giao hợp.
2 tháng sau, Kiệt bắt đầu thấy có một số triệu chứng là sốt, cơ thể nổi mẩn đỏ, cơ quan sinh dục lở loét. Tuy nhiên, vết lở loét không gây nhiều đau đớn và phục hồi trong thời gian ngắn, do đó bệnh nhân xem nhẹ bệnh tình. Không lâu sau, cơ thể của bệnh nhân bắt đầu nổi mẩn đỏ khắp người, lây lan sang cả bàn tay và bàn chân. Bệnh nhân lúc này mới vội vàng đến bệnh viện khám. Khi đến bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán anh mắc >bệnh giang mai giai đoạn 2.
Kiệt thẳng thắn thừa nhận: "Trong vòng 1 năm qua, tôi không có quan hệ tình dục với bất cứ ai. Tôi quá phấn khích khi gặp cô ấy, tôi không đeo bao cao su và lên giường với cô ấy. Tôi không biết nhiều về cô ấy, cũng không rõ tình trạng >sức khỏe của cô ấy. Sau khi hành sự, tôi luôn cảm thấy bất an và càng không ngờ tôi bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục".
Bác sĩ Tăng Đình Ngọc cho biết: Bệnh nhân đã tiến hành xét nghiệm HIV, thật may kết quả là âm tính. Và cũng may mắn là bệnh nhân đã đến viện sớm nên sau khi tiến hành điều trị và tiêm thuốc penicillin, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục. Nếu để chậm trễ, bệnh tình của bệnh nhân có thể sẽ nặng hơn, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị, thậm chí đe dọa khả năng sinh sản.
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên và có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe người bệnh. Ngoài lây truyền qua quan hệ tình dục trực tiếp, bệnh cũng có thể lây lan qua những con đường khác như hôn, vuốt ve, tiếp xúc da với da hoặc tiếp xúc với dịch tiết sinh dục của người bị bệnh...
Thậm chí, nếu dùng chung đồ dùng như quần áo, chăn gối, đồ dùng cá nhân... mà có dính dịch tiết, máu mủ củai người bị bệnh giang mai cũng có thể dẫn đến lây bệnh. Bệnh cũng lây qua việc tiêm chích, truyền máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể, từ da, niêm mạc, mắt đến các nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh...
Nếu được phát hiện sớm, bệnh giang mai sẽ được chữa dễ dàng và không gây ra bất cứ tổn thương hay hậu quả nào. Tuy nhiên nếu kéo dài mà không được chữa trị có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến não hoặc hệ thần kinh và các cơ quan khác, bao gồm cả tim.
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai có 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Xảy ra 2 đến 4 tuần sau khi bị nhiễm bệnh, điển hình là lở loét (bệnh hạ cam) ở nơi vi khuẩn vào cơ thể. Vết lở loét này thường xảy ra ở bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở miệng hoặc trực tràng (hậu môn) nếu các bộ phận này cũng có liên quan đến hoạt động tình dục với người bị nhiễm bệnh. Vết lở loét này có thể tự lành sau 1-5 tuần.
Giai đoạn 2:
Các biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2 bắt đầu 6-12 tuần sau đó, bao gồm:
- Sốt, mệt mỏi
- Nhức đầu, đau khớp
- Mất cảm giác ngon miệng
- Nổi ban (trên bộ phận sinh dục, hoặc miệng, và đặc biệt là trên lòng bàn tay và lòng bàn chân)
- Đau họng, sưng tuyến hạch (nách, háng, cổ)
Giai đoạn ngầm này có thể kéo dài nhiều năm mà không có triệu chứng.
Giai đoạn 3:
Bắt đầu khoảng 10-40 năm sau khi bắt đầu nhiễm bệnh. Các triệu chứng bệnh giang mai bao gồm tổn thương tim mạch và não, vấn đề trí nhớ, tê liệt, và vấn đề thăng bằng.
Một số người có thể không gặp bất cứ dấu hiệu bệnh giang mai ở giai đoạn 2 hoặc 3.
Điều trị bệnh giang mai như thế nào?
Việc điều trị bệnh giang mai còn tùy thuộc vào từng giai đoạn mà bệnh nhân đang gặp phải, từ đó bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau:
Giai đoạn 1 của bệnh giang mai dễ chữa trị nhất và được chữa bằng cách tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh.
Nếu bệnh nhân ở giai đoạn 2 và 3 thì sẽ cần dùng kháng sinh với thời gian dài hơn.
Sau đó, bác sĩ sẽ thường xuyên xét nghiệm máu khi điều trị để đảm bảo bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi bệnh.