Muối không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm mà còn nổi tiếng với vai trò khử trùng, làm sạch và khả năng chữa lành cơ thể nhờ các hợp chất hóa học kỳ diệu.

Thanh Hà 21:51 22/10/2020

 

Muối có mặt ở khắp mọi nơi, chúng xuất hiện trong mẩu bánh mì, trong bột yến mạch và cả món rau xanh mà bạn ăn mỗi ngày. Nhưng muối không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm mà còn nổi tiếng với vai trò khử trùng, làm sạch và khả năng chữa lành cơ thể nhờ các hợp chất hóa học kỳ diệu. Đó cũng là lý do vì sao mỗi khi đến biển, bạn thường có cảm giác không khí thật trong lành, mát mẻ và sảng khoái.

Trong gia đình, có một cách sử dụng muối để nâng cao chất lượng không khí và ngừa bệnh tật hiệu quả đó là: Đặt một bát muối ở góc phòng ngủ, cạnh cửa ra vào hoặc bên cạnh cửa sổ.

Muối nổi tiếng với vai trò khử trùng, làm sạch và khả năng chữa lành cơ thể nhờ các hợp chất hóa học kỳ diệu.

Theo chuyên gia Astrea Taylor trả lời trên trang Mashed: Đặt một bát muối trong nhà có thể khiến chúng phát ra các ion và tiêu diệt vi khuẩn. Trong một đêm ngủ dài, bát muối sẽ phát huy tác dụng như "cỗ máy" thanh lọc không khí, giúp căn phòng của bạn trở nên sạch sẽ và trong lành hơn, đồng thời sẽ loại bỏ hết những nguồn năng lượng tiêu cực tích tụ trong phòng.

Để muối phát huy tác dụng tẩy sạch không khí, chuyên gia khuyên nên đặt muối trong phòng vài ngày để nó có thể hoạt động như một thỏi nam chân hút hết bụi bẩn và năng lượng tiêu cực tồn tại trong phòng. Bát đựng muối không nên là bát xốp vì có thể làm hỏng bát. Thậm chí, bạn có thể rắc một ít muối vào thảm hay góc nhà và để nguyên trong 1 giờ trước khi sử dụng máy hút bụi. Lưu ý không được sử dụng lại loại muối này cho việc ăn uống và tránh để thú cưng trong nhà ăn nó.

Bà Astrea Taylor cũng cho biết, ngoài việc sử dụng muối làm sạch phòng, bạn cũng có thể chọn mua đèn muối nhưng cách đặt bát muối trong phòng sẽ tiết kiệm hơn. Để tăng thêm mùi hương cho căn phòng, bạn cũng có thể trộn muối cùng các loại hương thảo hoặc một vài miếng chanh.

Vô vàn lợi ích khi đặt muối trong phòng ngủ

Theo Y học cổ truyền, muối có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh hỏa (làm mát), lương huyết (mát huyết), thông tiện, giải độc. Từ lâu, muối ăn được dùng làm gia vị và làm thuốc. 

Muối ăn giúp giải độc và làm mát không khí, trong đó không khí trong lành là vô giá với >sức khỏe con người và những lợi ích đó sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn, phòng ngừa được bệnh tật, tuổi thọ dài hơn.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), việc đặt muối trong phòng ngủ là một biện pháp do dân gian truyền tụng, nhưng nhờ tính sát khuẩn của muối mà cách này phần nào có thể khiến con người cải thiện tâm trạng, đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, khi ở trong môi trường sạch sẽ, con người có thể giảm hen suyễn, giảm dị ứng, cải thiện chức năng phổi, cải thiện hệ miễn dịch, cải thiện huyết áp...

Muối là loại thực phẩm có tính sát khuẩn cao bậc nhất.

Muối là loại thực phẩm có tính sát khuẩn cao bậc nhất, ngoài cách đặt bát muối trong phòng ngủ, tích trữ muối trong nhà để có thể sử dụng bất cứ khi nào còn có tác dụng chữa bệnh như sau:

- Răng lợi sưng đau: Dùng muối pha với nước đã đun sôi ngậm nhiều lần trong ngày.

- Đau bụng do lạnh: Dùng muối rang ấm, bọc vào vải chườm rốn và nơi đau.

- Ho do cảm: Dùng muối bỏ vào múi chanh rồi ngậm cho tan dần.

- Nhức đầu do cảm nắng: Dùng một ít muối pha với nước thành dung dịch muối nhạt như nước canh, uống dần cho đến hết.

- Chảy máu mũi: Dùng bông gòn nhúng nước muối nhét vào lỗ mũi.

- Các chứng đau cổ, đau vai, đau lưng, đau thần kinh tọa: Dùng muối sao nóng với ngải cứu chườm vào vùng đau 1-2 lần trong ngày

- Mất ngủ: Dùng nước muối nóng ngâm chân trong 15-20 phút trước khi ngủ vào buổi tối.

- Rụng tóc do nấm tóc và nấm da đầu: Dùng nước muối gội đầu, xả lại bằng nước sạch, sau một thời gian sẽ đỡ.

Theo Đỗ Đỗ/Tổ Quốc