Bà Ngụy, 61 tuổi ở Phúc Châu, Phúc Kiến (Trung Quốc) bà làm nông và sống cùng mẹ già 80 tuổi trong một ngôi nhà đơn sơ, giản dị. Để không làm lỡ việc đồng áng, 2 người nấu cơm đều có thói quen nấu một lần ăn cả ngày.
Vào cuối tháng 6, mẹ của bà Ngụy đột nhiên cảm thấy bụng không thoải mái, buồn nôn, nôn ói, ăn rất kém, còn sốt gần 40 độ. Gia đình nghĩ, cụ bà đã ăn thứ gì đó bị hỏng, dẫn đến viêm ruột cấp tính, nên đã vội vàng đưa cụ bà đến bệnh viện địa phương, chỉ qua 1,2 ngày tình trạng của bà cụ sẽ tốt.
Không ngờ, trong quá trình điều trị, bệnh tình của cụ ngày càng nặng thêm, xuất hiện hôn mê. Sau đó, bà Ngụy được chuyển đến bệnh viện ở tuyến huyện để cấp cứu, tuy nhiên sau vài ngày, cụ bà đã tử vong.
3 ngày sau, bà Ngụy lại xuất hiện tình trạng bệnh giống như của mẹ bà, không ngừng tiêu chảy, một ngày đi đến 10 lần. Rất nhanh chóng, bà Ngụy cũng rơi vào tình trạng hôn mê. Rút kinh nghiệm từ sự việc trước, con cháu của bà Ngụy đã đưa bà đến luôn Khoa cấp cứu của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học y khoa Phúc Kiến. Sau khi cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh của bà Ngụy là “nhiễm trùng đường ruột”.
Bà Ngụy bị sốc truyền nhiễm, tổn thương nhiều cơ quan như tim, gan, thận, nhiễm toan nặng, rối loạn đông máu, suy hô hấp,… tình hình rất nguy hiểm. Bác sĩ Lâm Hiểu Phúc, trưởng Khoa cấp cứu nói: “Toàn bộ nhân viên của khoa đã nhiệt tình cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân cả ngày lẫn đêm trong vòng 12 ngày, cuối cùng bà Ngụy cũng trở về từ cửa môn quan”.
Bác sĩ Lâm Hiểu Phúc cho biết cả 2 mẹ con bà Ngụy đều bị nhiễm trùng đường ruột, do trực khuẩn Gram âm gây ra. Sự xâm nhập của vi trùng phá vỡ hàng rào ruột và xâm nhập vào máu, từ máu đến toàn bộ cơ thể gây nhiễm trùng huyết. Nguồn gốc của mầm bệnh này là bữa ăn mà hai người thường ăn. Hai người thường có thói quen nấu một bữa ăn cả ngày, thậm chí thức ăn còn để qua đêm và không có tủ lạnh để bảo quản, trong nhà có nhiều gián, ruồi và chuột chạm vào thực phẩm, rất dễ sinh sản vi khuẩn.
Bác sĩ Lâm Hiểu Phúc nhắc nhở: "Trong thời tiết nóng, tốt nhất không nên ăn thức ăn thừa, nếu sau khi ăn còn thừa thức ăn, nên cho vào tủ lạnh kịp thời. Đồng thời chú ý vệ sinh nhà cửa, không được để chuột, gián chạm phải thức ăn. Hơn nước, trước khi ăn, nhất định phải làm nóng thức ăn, một khi phát hiện thức ăn có mùi vị khác thường, tốt nhất nên vứt bỏ”.
6 món ăn để qua đêm gây nguy hiểm tới >sức khỏe
1. Rau lá xanh để qua đêm là nguy hiểm nhất
Thông thường, lá của các loại rau cải có hàm lượng nitrat cao nhất, các loại rau dưa thấp hơn một chút, thấp hơn nữa là súp lơ. Do đó, nếu bạn mua nhiều rau cùng một lúc, cố gắng nên tiêu thụ rau lá xanh trước.
Tốt nhất nên ăn rau xanh trong vòng 4 giờ sau khi chế biến, vào mùa hè, nếu rau lá xanh ăn không hết, không được để qua đêm, đặc biệt đối với rau bina và cần tây, hàm lượng nitrat tương đối cao. Sau khi hâm nóng, những loại rau này dễ dàng được chuyển đổi thành nitrite.
2. Hải sản để qua đêm gây hại gan và thận
Hải sản như cua, cá, tôm,… để qua đêm sẽ sản xuất các sản phẩm thoái hóa protein, sẽ làm hỏng chức năng gan và thận. Nếu bạn thực sự mua nhiều hải sản, có thể cho hải sản sống vào túi giữ tươi và cho vào tủ lạnh.
3. Trứng lòng đào rất nguy hiểm
Trứng lòng đào khi để qua đêm vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi, phát triển hơn bình thường, gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu… Ngược lại, nếu trứng được nấu chín hoàn toàn và bảo quản trong nhiệt độ thấp của tủ lạnh, chúng có thể được lưu trữ trong 48 giờ mà không có vấn đề gì.
4. Nấm, mộc nhĩ
Các loại nấm và các loại mộc nhĩ chứa nhiều nitrat, sau khi ngâm nên chế biến luôn, không được để qua đêm. Nếu ăn thực phẩm này qua đêm, nhẹ thì có thể gây khó chịu cho dạ dày, nặng có thể dẫn đến suy đa tạng.
5. Nộm
Khi làm nộm cho rất nhiều gia vị như dấm, ớt, muối, đường,… nếu để qua đêm, ngay cả khi cất trữ trogn tủ lạnh, món ăn cũng rất dễ sinh nấm mốc, ngộ độc.
6. Khoai tây đã nấu chín
Khoai tây là một thực phẩm tốt, nhiều >dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không thể để khoai tây qua đêm, nếu hâm nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong khoai tây, đồng thời còn xuất hiện các chất có hại cho cơ thể con người.