“Suy gan mãn tính, suy thận, não gan,…" cô Lưu Hiểu Diễm nhìn vào tờ chẩn đoán bệnh của con trai Bằng Phi, 28 tuổi mà bật khóc. Con trai cô mắc tới 16 căn bệnh.
Năm Bằng Phi 2 tuổi, cha của anh đã sớm qua đời để lại hai mẹ con tự chăm sóc lấy nhau suốt bao năm. Vì hoàn cảnh khó khăn, nên Bằng Phi đã đi làm ở khắp nơi mong kiếm tiền giúp đỡ mẹ.
Hai tháng trước, Bằng Phi gọi điện cho mẹ với giọng mệt mỏi: “Mẹ ơi, con thấy trong người không khỏe, mẹ đi khám với con nhé?” Sau khi nghe con trai nói như vậy, cô Diễm lập tức tới nơi con ở, khi vừa nhìn thấy Bằng Phi, cô đã vô cùng hốt hoảng bởi da mặt con trai bỗng chuyển vàng, mắt cũng màu vàng, trông rất khác thường.
Lo lắng cho >sức khỏe của con, cô Diễm vội vã đưa Bằng Phi tới bệnh viện địa phương. Bác sĩ ngay khi nhìn thấy anh không cần kiểm tra đã mau chóng đề nghị chuyển anh sang bệnh viện tuyến trên.
Lúc này, cả hai mẹ con đều hiểu ra vấn đề sức khỏe của Bằng Phi không hề đơn giản. Khi tới bệnh viện lớn, sau khi có kết quả kiểm tra xét nghiệm, cả hai gần như ngã khuỵu. Anh Bằng Phi bị suy gan, suy gan mãn tính, viêm phúc mạc vi khuẩn,…
Đúng lúc này, Bằng Phi đột nhiên lên cơn đau dữ dội, các bác sĩ mau chóng chuyển anh vào phòng cấp cứu. Tuy nhiên anh cũng chỉ nằm tại bệnh viện 28 ngày, đến ngày 14/7, Bằng Phi chuyển tới bệnh viện Địa Đàn ở Bắc Kinh. Sau khi kiểm tra lại một lần nữa, bác sĩ nhận định tình trạng của anh còn nghiêm trọng hơn lúc trước, giờ đây chàng trai trẻ còn bị suy gan cấp tính, xơ gan siêu vi, nhiễm trùng bụng, bệnh não gan, ứ mật trong gan, suy thận, tăng kali máu, tràn dịch màng phổi, viêm túi mật,… tổng cộng 16 loại bệnh.
Vậy nguyên nhân nào lại khiến một chàng thanh niên đang khỏe mạnh lại mắc đủ thứ bệnh. Hóa ra, 4 năm trước, Bằng Phi cũng đã khám sức khỏe tổng quát, cơ thể hoàn toàn bình thường không có dấu hiệu của bệnh tật.
Tuy nhiên sau khi anh chuyển sang chỗ làm ở cửa hàng ăn nhanh, do công việc bận rộn, không có thời gian ăn uống nên anh chỉ kịp ăn mì ăn liền. Hơn nữa, anh lại thường hay thức khuya làm ca đêm và hút thuốc lá. Những thói quen xấu này diễn ra trong vài năm liên tục đã khiến gan ngày càng suy yếu, cuối cùng tổn hại nghiệm trọng, gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác.
Bác sĩ lý giải chức năng chính của gan là giải độc, cơ thể cần gan để tổng hợp protein và tất cả các chất >dinh dưỡng. Do thói quen sống và ăn uống kém, gan của Bằng Phi chỉ thực hiện được 1/3 chức năng. Gan không thải độc tốt sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác, từ đó mới dẫn tới một loạt bệnh.
Theo các chuyên gia, thức khuya quá nhiều không chỉ ảnh hưởng tới gan mà còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác, thời gian thức càng lâu, càng nhiều cơ quan bị tổn hại.
Bởi ban đêm là thời điểm cơ thể dần phục hồi, sửa chữa các tổn thương. Nếu thời điểm này, chúng ta không ngủ nghỉ đủ giấc sẽ khiến các cơ quan không thể tự sửa chữa, lâu dần suy giảm chức năng. Cơ chế sinh học của cơ thể người diễn ra như sau:
- Từ 21 - 23h là thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc khỏi cơ thể;
- Từ 23h - 1h sáng là thời gian gan thực hiện chức năng thải độc;
- Từ 1h - 3h sáng là thời gian thải độc của mật;
- Từ 3h - 5h sáng là thời gian loại bỏ độc của phổi;
- Từ 5h - 7h là thời gian để ruột già thải độc;
- Từ 7h - 9h là thời điểm ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất.
Đê đảm bảo sức khỏe của bản thân, mọi người không nên thức khuya, nên đi ngủ sớm tùy theo từng độ tuổi. Các nhà khoa học đã thiết lập mối liên hệ giữa tuổi tác và số giờ cần thiết cho giấc ngủ ngon.
- 0-3 tháng: 14-17 giờ
- 4-11 tháng: 12-15 giờ
- 1-2 tuổi: 11-14 giờ
- 3-5 tuổi: 10-13 giờ
- 6-13 tuổi: 9-11 giờ
- 14-17 tuổi: 8-10 giờ
- 18-25 năm: 7-9 giờ
- 26-64 tuổi: 7-9 giờ
- Trên 65 tuổi: 7-8 giờ