Với nhiều người, tình trạng mắt cá chân bị sưng gây mất thẩm mỹ vì không đẹp nhưng trên thực tế nó còn có thể là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Trang web về từ điển Merriam-Webster định nghĩa "cankle" là tình trạng mắt cá chân sưng to (còn gọi là mắt cá chân dày) khiến bạn không thể phân biệt được cổ chân. Với nhiều người, tình trạng >mắt cá chân bị sưng gây mất thẩm mỹ vì không đẹp nhưng trên thực tế nó còn có thể là một triệu chứng của tình trạng >sức khỏe nghiêm trọng.
Bright Side đã thu thập một số lời khuyên về cách đối phó với tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hãy kiểm tra cẩn thận và nhớ rằng mỗi trường hợp do nguyên nhân khác nhau đều yêu cầu một phương pháp điều trị cụ thể. Vì vậy, nếu bạn gặp trường hợp này, hãy hỏi ý kiến chuyên gia.
7. Tập bài tập chân nhiều hơn nếu nguyên nhân là do béo phì
Thật không may, cơ thể của bạn có thể dễ dàng tích lũy chất béo dư thừa trong khu vực này. Đơn vị nghiên cứu nội tiết, bệnh viện Mayo, Rochester, Minnesota, Mỹ cho rằng, nếu bạn tăng thêm vài cân thì mắt cá chân của bạn cũng có vẻ như sưng lên cũng chỉ là do kết quả của một chế độ ăn uống không lành mạnh và một lối sống ít vận động.
Phải làm gì: Áp dụng một kế hoạch tập luyện mới và cố gắng duy trì nó trở thành một thói quen. Mặc dù không phải cứ tập luyện là sẽ có thể giảm béo ở mắt cá chân và cổ chân nhưng có nhiều bài tập chân có hiệu quả cho việc này mà bạn nên thử.
6. Cố gắng tránh tiêu thụ nhiều muối nếu nguyên nhân là do thừa muối
Mặc dù cơ thể chúng ta cần natri (muối) để giúp chức năng não hoạt độn, duy trì sự cân bằng chất lỏng và lượng máu, nhưng chúng ta chỉ cần một lượng nhất định của nó. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 2.300mg/ngày và giới hạn lý tưởng là không quá 1.500mg/ngày cho hầu hết người lớn.
Tuy nhiên, nếu trung bình, chúng ta tiêu thụ khoảng 3.300 mg natri mỗi ngày thì kết quả có thể là cơ thể chúng ta giữ nước vì có quá nhiều natri trong cơ thể dẫn đến sưng phù một số bộ phận, trong đó có mắt cá chân.
Phải làm gì: Tránh tiêu thụ muối không phải là điều duy nhất bạn có thể làm để duy trì mức natri trong giới hạn. Hãy cố gắng tránh tiêu thụ quá nhiều thức ăn chế biến sẵn, chẳng hạn như khoai tây chiên, thực phẩm đóng hộp, nước giải khát... Ngoài ra, giảm natri nên được đi kèm với một chế độ ăn uống giàu kali.
5. Nâng chân lên nếu nguyên nhân là do mang thai
Lý do đằng sau tình trạng mắt cá chân bị sưng lên trong khi mang thai là do cơ thể bạn vẫn giữ được nhiều chất lỏng để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Nhưng trong tất cả những lý do gây ra tình trạng sưng phù mắt cá chân thì đây là lý do thú vị nhất, phải không?
Đôi khi mang thai làm cho đôi chân của bạn trông giống như bạn đã "mượn chúng từ một con voi" nhưng không cần phải lo lắng bởi vì tình trạng này chỉ là tạm thời, giống như tất cả các "tác dụng phụ liên quan đến thai kỳ" khác.
Phải làm gì: Kiên nhẫn chờ đợi một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời của bạn. Trong khi đó, bạn có thể cắt giảm muối và cũng cố gắng nâng cao đôi chân sưng lên của bạn 10-15 phút nhiều lần trong ngày.
4. Đi tất chặt nếu nguyên nhân là do bệnh mạch máu ở chân
Bác sĩ sản phụ khoa Yvonne Butler Tobah ở Rochester, Minnesota, cho biết, những người bị bệnh mạch máu hoặc rối loạn tĩnh mạch mãn tính thường gặp tình trạng phổ biến nhất là sưng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất.
Phải làm gì: Trước hết phải đi khám xem để biết bạn có thực sự bị bệnh này hay không. Nếu đúng mắt cá chân bị sưng to do bệnh này thì cần tuân thủ nguyên tắc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn hãy thử đi tất chặt để giúp lưu lượng máu hướng lên trên tim thay vì hướng xuống dưới chân. Nâng chân lên cao hơn tim cũng có thể hữu ích trong trường hợp này.
3. Uống chất lỏng để lợi tiểu nếu nguyên nhân là do cơ thể giữ nước
70% cơ thể là nước. Cơ thể của chúng ta làm việc rất nghiêm túc trong việc giữ đúng lượng chất lỏng để đảm bảo tất cả các hệ thống hoạt động tốt. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân làm thay đổi sự cân bằng này và cơ thể bạn cố gắng lưu trữ nước từ thắt lưng xuống. Những nguyên nhân như vậy bao gồm các vấn đề về thận và tim, mang thai, thiếu hoạt động thể chất, tác dụng phụ của thuốc... Và một trong những dấu hiệu bạn nhận ra khi cơ thể giữ nước là chân sưng to, nhất là vùng mắt cá chân.
Phải làm gì: Nếu mắt cá chân của bạn sưng to là do giữ nước thì bạn nên gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử tiêu thụ các loại nước uống lợi tiểu tự nhiên như trà bồ công anh, trà xanh và trà mùi tây để giúp cơ thể bạn thải ra chất lỏng dư thừa.
2. Giữ gìn cơ thể nếu nguyên nhân là do di truyền
Có thể sẽ khó tin nhưng đôi khi nguyên nhân khiến mắt cá chân bạn bị sưng là do gen. Nếu bà và mẹ của bạn có cùng một vấn đề này thì bạn cũng có nhiều khả năng bị như vậy. Nếu đúng như vậy thì bạn nên giải quyết vấn đề theo cách của riêng bạn, ví dụ như đừng quá xem trọng nó mà hãy học cách chấp nhận và yêu cơ thể mình.
Phải làm gì: Một lối sống năng động, một kế hoạch chế độ ăn uống lành mạnh và một tư duy tích cực sẽ là tốt nhất cho bạn trong trường hợp này vì chúng sẽ giúp bạn tôn lên vẻ đẹp của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn rất nghiêm túc về việc loại bỏ tình trạng sưng mắt cá chân do di truyền thì có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ.
1. Chú ý đến thuốc bạn đang uống nếu bạn đang bị bệnh gì đấy
Nếu bạn đang mắc bệnh nào đó trong số các bệnh như bệnh thận, suy tim, cục máu đông hoặc tắc nghẽn trong hệ bạch huyết... và phải dùng thuốc điều trị thì hãy xem kĩ trên các loại thuốc mình đang dùng vì có thể có loại thuốc có tác dụng phụ là gây sưng, đặc biệt là thuốc cho bệnh thận và tim. Nếu bạn nhận thấy rằng bắp chân của mình đột nhiên sát với mắt cá chân thì rất có thể nguyên nhân là do thuốc của bạn.
Phải làm gì: Nếu chân của bạn bắt đầu sưng lên ngay sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức vì trong nhiều trường hợp, sưng chana có thể cho thấy một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng mà bạn không nên tự chữa trị.