Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã đăng tải một nghiên cứu thực hiện bởi các chuyên gia người Iran, cho thấy chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư dạ dày.
Trong các loại ung thư thì bệnh ung thư dạ dày vẫn luôn nằm "đầu bảng" trong danh sách những loại ung thư phổ biến nhất thế giới. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ 3 trên toàn cầu, với 723.000 ca tử vong vào năm 2012, theo số liệu của WHO.
Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã đăng tải một nghiên cứu thực hiện bởi các chuyên gia người Iran, cho thấy chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư dạ dày.
Nghiên cứu cho thấy rằng những người thường xuyên tiêu thụ thực phẩm được bảo quản bằng muối, thịt đỏ, thịt chế biến, ớt, thực phẩm hun khói hoặc nướng, sữa nhiều chất béo, thực phẩm nitrat, động vật chất béo, thức ăn nhanh, thức ăn được chế biến trong điều kiện kém vệ sinh, thức ăn qua đêm và uống nước ngầm đóng chai có chứa nitrat vượt quá 10 mg/L có nhiều nguy cơ bị ung thư dạ dày hơn.
Thực tế, trên toàn cầu có ít nhất một nửa số ca ung thư dạ dày có thể được ngăn ngừa bằng chế độ >dinh dưỡng đơn giản với rau xanh, hoa quả và thay đổi lối sống, vì vậy các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo về "1 món rau, 1 món thịt, 1 món cá" độc hại nhất mâm cơm, có thể gây ung thư mà các gia đình cần phải tránh.
Món rau độc hại nhất: Dưa muối quá chua hoặc chưa chín
Dưa muối chua là thực phẩm chứa nhiều muối. Mức độ thẩm thấu của muối ăn cao, ăn quá nhiều có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây viêm dạ dày, loét dạ dày.
Hơn nữa, còn có một “sát thủ >sức khỏe” khủng khiếp hơn ẩn chứa trong dưa muối đó là nitrit. Các loại rau xanh như rau cải, bắp cải... ban đầu chứa nhiều nitrat, tuy nhiên sau quá trình ngâm muối có thể biến đổi thành nitrit. Bản thân nitrit không gây ung thư, nhưng khi vào cơ thể, nó sẽ chuyển hóa thành chất gây ung thư mạnh - nitrosamine. Thỉnh thoảng ăn đồ muối chua không có hại nhưng nếu ăn quá nhiều, lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Loại rau giữ được nhiều dinh dưỡng nhất mà các chuyên gia khuyên dùng vẫn là món rau luộc.
Món thịt độc hại nhất: Thịt nướng
Thịt xiên nướng là thực phẩm thường có mặt trong mâm cơm vì trẻ con rất yêu thích. Tuy nhiên, loại thịt thơm phức này có thể chứa benzopyrene.
Benzopyrene có thể gọi tắt là BaP, nó là một hydrocarbon thơm đa vòng sản sinh trong quá trình nướng thực phẩm. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã xếp loại chất này vào nhóm chất gây ung thư số 1, với những bằng chứng rõ ràng về tác hại đối với sức khỏe.
Khi nướng thịt, benzopyrene trong khói sẽ bám vào bề mặt thực phẩm. Nếu bạn ăn thịt nướng trong thời gian dài, chất benzopyrene sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra các bệnh ung thư như ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.
Nướng thực phẩm chính là nguyên nhân gây hình thành benzopyrene, chính vì vậy cách tốt nhất để ngăn ngừa chúng chính là thay đổi phương pháp nấu nướng sang hấp, luộc.
Món cá độc hại nhất: Cá ướp muối
Vào năm 2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của WHO đã xếp món cá muối vào danh sách thực phẩm gây ung thư cấp độ 1. Những người thường xuyên ăn cá muối dễ mắc các bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản hơn những người ít ăn.
Lý do khiến món cá muối có khả năng gây ung thư hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Có giả thiết cho rằng, trong quá trình muối cá, cá được khử trùng và ướp muối với nồng độ cao, sau một thời gian có thể sản sinh ra một số hợp chất nitroso như nitrosodimetylamin, các hợp chất nitroso này đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư. Loại cá bổ dưỡng nhất được khuyên dùng là cá tươi, chế biến bằng cách hấp, luộc.
2 nguyên tắc khi ăn để phòng tránh ung thư dạ dày
1. Không ăn tối quá muộn
Nhiều người bận rộn thường không bao giờ xác định thời gian ăn uống. Thậm chí họ còn giữ thói quen ăn tối vào lúc 22h đêm. Điều này không tốt bởi khi bạn bỏ bữa axit dịch vị tiết ra đều đặn, kích thích thành dạ dày, lâu dần có thể gây viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, thúc đẩy nguy cơ ung thư. Thời điểm ăn tối tốt nhất là 19h tối.
2. Tránh ăn quá no
Hãy chú ý để số lượng thực phẩm tiêu thụ vừa đủ, không nên ăn quá no kẻo làm gánh nặng cho dạ dày. Nếu cảm thấy dạ dày không tốt thì càng phải chú ý giảm bớt các thực phẩm không lành mạnh như đồ dầu mỡ, đồ cay... nếu không sẽ khiến bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Khi ăn, cần tránh dùng đũa chung, người lớn không nhai thức ăn mớm cho trẻ em... để tránh lây vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Những người mắc các bệnh tiền ung thư (bao gồm viêm teo dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày, polyp dạ dày, sa dạ dày, nếp gấp dạ dày khổng lồ,…) phải chú ý điều trị tích cực và kiểm tra sức khỏe định kỳ.