Việc uống 1 cốc nước vào buổi sáng rất tốt nhưng nhiều người vẫn đang chọn sai khiến sức khỏe bị ảnh hương.
70% cơ thể chúng ta là nước và chẳng có gì phải nghi ngờ về lợi ích của việc uống nước đối với >sức khỏe con người. Dù vậy, nếu bạn dùng những loại đồ uống không lành mạnh mỗi ngày hay uống nước sai thời điểm cũng chính là một trong số những yếu tố gây nguy hại cho cơ thể.
Vừa ngủ dậy buổi sáng là thời điểm lý tưởng nhất để uống nước giúp cơ thể bắt đầu trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng tốt cho sức khỏe vào thời điểm này.
1. Uống nước mật ong
Rất nhiều người lựa chọn mật ong là thức uống đầu tiên trong ngày vì thức uống này được chứng minh là tốt cho tiêu hóa và tránh lão hóa. Trên thực tế, uống thứ nước này vào buổi sáng là con dao hai lưỡi đối với sức khỏe.
Một mặt, theo Đông y, nước mật ong có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc, giảm đau, sát trùng... rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống mật ong vào sáng sớm lại không thật sự tốt. Nguyên nhân là vì mật ong chứa nhiều đường nên việc uống một cốc "nước ngọt" vào buổi sáng mà chưa ăn gì sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên đáng kể và làm cơ thể không có cảm giác đói, gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ bữa sáng.
Ngoài ra, thức uống quá ngọt sẽ kích thích tiết axit dịch vị, trong trường hợp bụng đói, thức ăn không kịp tiêu hóa axit dịch vị sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra cách bệnh về dạ dày.
2. Uống nước muối loãng
Nghiên cứu của các nhà sinh lí học cho rằng khi ngủ con người ta không được cung cấp nước, những hoạt động như hít thở, bài tiết mồ hôi cũng như các hoạt động sinh lí này sẽ làm mất nước của cơ thể. Buổi sáng thức dậy, máu đã ở trong trạng thái đặc, nếu uống nước muối loãng ngay sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước của cơ thể con người và làm cho miệng bị khô.
Bên cạnh đó, việc uống nước muối vào thời điểm này còn có thể làm tăng huyết áp, gây hại cho cơ thể. Vì vậy, không nên uống loại nước này vào buổi sáng.
3. Uống cà phê
Cà phê là thức uống được hầu hết giới trẻ yêu thích, một tách cà phê buổi sáng có thể làm sảng khoái tinh thần, giúp bạn có thêm năng lượng để bắt đầu một ngày mới. Thế nhưng uống cà phê khi bụng đói vào buổi sáng sẽ kích thích dạ dày, dễ gây hồi hộp, chóng mặt, khó thở và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất >dinh dưỡng bình thường của bữa sáng.
Một số bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, huyết áp cao,... uống nhiều cà phê có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
4. Uống nước ấm
Nước ấm không chứa calo, không chỉ bổ sung lượng nước thiếu hụt vào ban đêm mà còn thúc đẩy nhu động ruột, làm ẩm ruột, làm mềm phân, nhuận tràng và làm loãng máu, giúp giảm độ nhớt của máu và thúc đẩy tốc độ lưu thông máu. Sau một đêm ngủ sâu, uống một cốc nước ấm sẽ giúp thúc đẩy giải độc và làm cho cơ thể tỉnh táo nhanh hơn.
Trên thực tế, nước ấm là sự lựa chọn tốt nhất cho cơ thể khi vừa thức dậy. Bên cạnh những tác dụng nêu trên, uống nước ấm sẽ làm thư giãn cơ thể và xoa dịu hệ thần kinh, vì vậy bạn cũng sẽ thấy tâm trạng của mình thoải mái hơn.
1. Nhiệt độ nước
Nước từ 35 ℃ - 40 ℃ là nhiệt độ thích hợp nhất để. Uống nước quá nóng có thể kích thích niêm mạc thực quản và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Uống nước quá lạnh có thể kích thích sự co thắt của các mao mạch và dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
2. Lượng nước
Uống quá nhiều nước sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn sáng, nhất là đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận hoặc một số bệnh chuyển hóa. Các chuyên gia cho rằng uống khoảng 200-300ml nước ấm khi vừa ngủ dậy là thích hợp nhất.
3. Tốc độ uống
Uống nhiều nước trong một lần không tốt cho sức khỏe nhất là đối với những người có dạ dày không tốt. Việc tiêu thụ nước quá nhanh sẽ nuốt nhiều không khí vào nhau, gây ra hiện tượng nấc cụt hoặc đầy bụng, khó chịu cho dạ dày. Cách tốt nhất để uống nước là uống từ từ, chia nhỏ thành nhiều lần uống để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
(Theo Toutiao)