"Dọn dẹp" vùng kín nếu không thực hiện đúng cách sẽ gây nên những hậu quả đáng tiếc đó.
"Dọn cỏ" vùng kín không đúng cách, hàng loại hậu quả khó lường
Vào độ tuổi dậy thì, hormone androgen từ buồng trứng hoặc tuyến thượng thận tiết ra sẽ dẫn đến mọc lông ở vùng kín. Đây là quy luật hoàn toàn tự nhiên bởi nó sẽ giúp bảo vệ "cô bé" của bạn.
Tuy nhiên, ở một số người, lông ở khu vực này rất rậm rạp, gây bí hơi, tăng độ ẩm và vi khuẩn cũng dễ sinh sôi. Khi đó, việc "dọn cỏ" lại trở nên cần thiết. Vấn đề nằm ở chỗ không phải ai cũng thực hiện đúng cách, dẫn đến những ảnh hưởng không tốt như:
- "Cô bé" không được bảo vệ tối ưu: Chúng ta đều biết lông ở khu vực vùng kín có tác dụng bảo vệ "cô bé". Thế nên khi dọn sạch, lớp da mỏng manh này khó thích ứng và dễ bị tổn thương hơn, nhất là trong quá trình vận động, đi lại, chạy nhảy hoặc cọ sát với quần áo, yên xe, ghế ngồi... Nó sẽ dẫn đến hậu quả là "cô bé" dễ bị kích ứng nổi mẩn đỏ, đau rát...
- Vùng kín dễ bị viêm nhiễm: Vì đã mất đi lớp bảo vệ, thế nên "cô bé" cũng dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn từ ngoài xâm nhập gây bệnh hơn. Chưa kể tới tình trạng bị xây xát thì tình trạng viêm nhiễm sẽ càng nghiêm trọng hơn.
"Dọn cỏ" vùng kín như thế nào mới đúng cách?
Để "dọn dẹp" vùng kín khỏi rậm rạp mà vẫn đảm bảo đủ điều kiện bảo vệ, hãy lưu ý những điều dưới đây:
- Không nên dọn sạch hoàn toàn: Chúng ta chỉ nên dọn bớt đi phần rậm rạp chứ tuyệt đối không được dọn sạch hoàn toàn lông ở vùng kín bởi như vậy sẽ làm mất đi hàng rào bảo vệ "cô bé".
- Việc cắt tỉa lông vùng kín cần hết sức khéo léo: Vì đây là bộ phận vô cùng nhạy cảm nên chỉ một sai lệch nhỏ cũng có thể dẫn đến tổn thương, gây đau và còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn, công, gây bệnh.
- Tuyệt đối không dùng các sản phẩm tẩy lông, wax lông không rõ nguồn gốc: Phần da ở vùng kín rất nhạy cảm, chưa kể tới việc nếu bạn dùng các sản phẩm chứa hoá chất, chất gây hại thì còn có thể gây kích ứng, sưng tấy da, ảnh hưởng tới vùng bên trong.