Rau má là loại rau khá quen thuộc với đời sống hằng ngày của chúng ta. Loại rau này không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính.
Rau má (Centella asiatica) còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, thung lũng, bờ mương, đất mùn tơi xốp tại các vùng nhiệt đới. Cây rau má có đặc điểm hình thái như sau:
Rễ cây >rau má có màu trắng kem và được bao quanh bởi một lớp lông tơ. Rễ cây này gồm có rễ chùm ở gốc và các rễ đốt mọc ở đốt thân.
Thân nhẵn và gầy, là loại thân bò lan, màu xanh lục hoặc lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu.
Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5 – 20 cm, có màu xanh, hình thận với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt.
Hoa rau má chủ yếu là màu trắng hoặc có thể là phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất.
Quả có hình mắt lưới dày đặc, chín sau khoảng 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.
1. Giúp giảm đau khớp
Các đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa của rau má có thể góp phần điều trị các bệnh cơ xương khớp như viêm khớp, thấp khớp,...
Nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rau má giúp làm giảm viêm khớp và ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp ở những con chuột bị viêm khớp do collagen.
2. Giải độc
Rau má có khả năng thúc đẩy thận và gan đào thải các chất thải ra ngoài qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu, ngăn chặn các chất độc hại tích lũy trong cơ thể.
Bên cạnh đó, nguồn chất xơ dồi dào trong rau má giúp cơ thể thanh lọc, đào thải chất béo có hại, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và cân bằng lượng chất trong cơ thể.
3. Phòng chống bệnh phong và ung thư
Rau má được phát hiện là có tác dụng chống oxy hóa mạnh, vô hiệu hóa được các gốc tự do gây tổn thương tế bào ở cấp độ phân tử. Qua đó giúp chống lại các bệnh viêm loét đường tiêu hóa, bệnh phong cùng các căn bệnh ung thư khác.
Ngoài ra, hoạt chất acid asiatic của rau má có khả năng làm chết tế bào theo chu trình và ức chế hoạt động phát triển của tế bào ung thư
4 Giúp giảm bớt chứng mất ngủ
Hoạt chất triterpenoid và saponin trong rau má giúp cải thiện tình trạng mất ngủ đáng kể do chúng có tác dụng làm thư giãn hệ thần kinh, hỗ trợ người bệnh lấy lại được cảm giác buồn ngủ.
Một bài báo khoa học được đăng tải năm 1999 trên tạp chí National Library of Medicine chỉ ra việc dùng rau má thường xuyên có khả năng giảm căng thẳng, âu lo và chống mất ngủ.
5. Giúp giảm sự xuất hiện của các vết rạn da
Trong rau má có chứa thành phần terpenoid, đây là một hoạt chất dùng để làm mờ các vết rạn trên da, chúng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen.
Do đó ngăn ngừa được các vết rạn da mới hình thành cũng như chữa lành các vết rạn da hiện có.
6. Cải thiện lưu thông và giảm sưng
Nhiều chuyên gia cho biết các thành phần của rau má giúp giảm sưng và lưu thông khí huyết, giúp hỗ trợ điều trị giảm sưng phù ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
Trong một nghiên cứu năm 2001, các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng của rau má giúp làm giảm sưng, phù chân và đau nhức ở người liên quan đến bệnh lý tĩnh mạch.
Để việc ăn rau má mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, bạn nên chú ý tới một số vấn đề sau:
- Mỗi ngày, chỉ nên uống 1 cốc >nước rau má (tương đương khoảng 40g). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch: uống khoảng 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.
- Không nên sử dụng rau má quá 6 tuần liên tiếp nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không nên dùng rau má đối với những người người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.
- Liều dùng của loại rau này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng >sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ để có một liều dùng thích hợp