Hướng dẫn dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các bước xử lí trong trường hợp có người hoặc chính bản thân bạn không may bị hóc.
Nghẹn là trường hợp tắc nghẽn trong cổ họng, gây hạn chế luồng không khí đi vào phổi. Thông thường, nghẹt thở ở người lớn là kết quả của việc ăn thức ăn bị mắc kẹt trong khí quản.
Ở trẻ em, nghẹt thở thường xảy ra khi đồ chơi, tiền xu, hoặc các vật nhỏ khác bị kẹt trong cổ họng hoặc khí quản. Nghẹn cũng có thể xảy ra do chấn thương, uống rượu hoặc sưng sau phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Nếu không được sơ cứu, việc thiếu luồng không khí do nghẹt thở có thể gây tổn thương não nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong do ngạt thở. Nếu bạn hoặc người khác bị nghẹt thở, điều quan trọng là bạn cần phải có kỹ năng sơ cứu đúng đắn và kịp thời.
Lưu ý: Bài viết này chỉ áp dụng người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.
Phần 1. Sơ cứu khi người khác bị nghẹn.
1. Đánh giá tình hình: Hãy đảm bảo chắc chắn rằng người đó đang bị hóc và xác định xem liệu đó là tình trạng tắc nghẽn đường thở một phần hay toàn phần. Nếu người đó bị hóc nhẹ hay chỉ bị nghẹt thở một phần, bạn nên để họ tự ho để xử lí tình trạng tắc nghẽn.
- Dấu hiệu của tình trạng nghẹt thở một thần là vẫn còn khả năng nói, kêu cứu, ho hoặc trả lời bạn. Người bị nghẹn thường vẫn sẽ thở được mặc dù khó khăn hơn và mặt người bị hóc có thể sẽ bị bợt màu.
- Ngược lại, người bị nghẹn toàn phần không thể nói được, kêu cứu, ho hay thở. Hơn nữa, bạn có thể nhìn thấy nạn nhân ra hiệu bị nghẹn (cả hai tay ôm chặt vào cổ), ngón tay và môi có thể chuyển sang màu xanh do bị thiếu oxy.
2. Hỏi nạn nhân "Bạn đang bị nghẹn à?": Nếu nạn nhân có thể trả lời bạn bằng cách nói, hãy đợi. Người đang thực sự bị nghẹn sẽ không thể nói được, nhưng họ có thể lắc đầu "có" hoặc "không".
Tuyệt đối không được vỗ vào lưng người đang bị nghẹn một phần do điều này có thể sẽ khiến cho vật gây hóc được đẩy vào sâu hơn và gây ra nghẹn toàn phần. Nếu người bị hóc phản ứng, lập tức:
- Trấn an người bị hóc, cho họ biết rằng bạn đang ở bên và sẵn sàng giúp nếu cần.
- Khuyến khích người bị hóc ho để đẩy vật gây hóc ra, tuyệt đối không được vỗ vào lưng nạn nhân.
- Tiếp tục giám sát tình hình trong trường hợp nghẹn một phần trở thành nghẹn toàn phần hoặc tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Thực hiện sơ cứu: Nếu người nạn nhân bị nghẹn toàn phần hoặc hoặc tình trạng nghiêm trọng nhưng vẫn tỉnh táo, cho họ biết ý định sơ cứu của bạn. Việc cho nạn nhân biết bạn sẽ làm gì rất quan trọng bởi điều này sẽ cho bạn biết nếu sự trợ giúp của mình là cần thiết.
- Nếu bạn là người duy nhất có mặt để giúp nạn nhân, hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây trước khi gọi xe cấp cứu. Nếu có mặt cả người khác, hãy yêu cầu họ gọi xe cấp cứu.
4. Vỗ vào lưng: Hướng dẫn sau đây áp dụng khi nạn nhân đang đứng hoặc ngồi.
- Đứng ra sau nạn nhân. Nếu bạn thuận tay phải, đứng dịch sang bên trái và ngược lại.
- Đỡ ngực của nạn nhân với một tay và cho nạn nhân đổ người về phía trước để vật gây hóc có thể đi ra qua đường miệng mà không đi ngược lại vào trong họng.
- Vỗ mạnh vào lưng nạn nhân 5 lần giữa hai xương bả vai bằng gót tay của bạn (phần giữa bàn tay và cổ tay). Dừng lại sau mỗi lần vỗ để xem nếu vật gây hóc đã chui ra. Nếu chưa, hãy chuyển xuống đẩy bụng (ở phía dưới).
5. Thực hiện đẩy bụng (Thủ thuật Heimlich): Thủ thuật Heimlich là kỹ năng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi. Không được áp dụng thủ thuật Heimlich cho trẻ em dưới 1 tuổi.
- Đứng ra phía sau người bị nghẹn.
- Vòng tay quanh eo người bị nghẹn và nghiên về phía trước.
- Nắm tay lại thành nắm đấm vào đặt lên vùng bụng phía trên rốn nạn nhân nhưng dưới xương ức.
- Đặt bàn tay còn lại lên chốc nắm đấm và đẩy mạnh cả hai tay ra phía sau vào bụng nạn nhân với chuyển động mạnh lên phía trên.
- Thực hiện động tác này lên tới 5 lần. Kiểm tra xem vật gây hóc đã chui ra chưa sau mỗi lần đẩy bụng và dừng lại nếu nạn nhân bất tỉnh.
6. Sửa đổi thủ thuật Heimlich cho phụ nữ có thai và người béo phì: Đặt tay bạn ở vị trí cao hơn đã được hướng dẫn ở bên trên với thủ thuật Heimlich thông thường.
- Tay bạn nên đặt ở đáy xương ức, ngay trên phần giao của hai xương sườn dưới cùng.
- Ấn mạnh vào ngực như đã được hướng dẫn ở phía trên. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể đẩy được lên hướng trên như cách thông thường. Lặp lại cho đến khi nạn nhân ngừng bị hóc và vật gây hóc đã chui ra hoặc nếu nạn nhân bất tỉnh.
7. Đảm bảo chắc chắn vật gây hóc đã hoàn toàn thoát ra: Một khi đường thở đã được thông, một phần của vật gây hóc vẫn có thể bị tắc lại ở phía trong. Nếu người bị hóc có thể, yêu cầu họ khạc ra và hít thở một cách bình thường.
- Nhìn xem nếu có vật chặn đường thở. Nếu có, bạn cũng có thể móc vật gây hóc ra bằng ngón tay của mình. Chỉ làm cách này nếu bạn có thể nhìn thấy dị vật, nếu không, bạn có thể khiến dị vật bị đẩy sâu vào trong.
8. Kiểm tra xem nếu nạn nhân đã hít thở trở lại bình thường: Một khi dị vật đã được lấy ra, hầu hết mọi người sẽ hít thở trở lại bình thường. Nếu vẫn chưa thể hít thở trở lại bình thường hoặc nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy chuyển tới bước tiếp theo.
9. Cứu giúp nếu nạn nhân bất tỉnh: Nếu người bị nghẹn ngất, đặt họ nằm xuống đất. Sau đó, thông đường khí thở nếu có thể. Nếu bạn có thể nhìn thấy dị vật, dùng ngón tay móc nó ra khỏi miệng. Tránh vô tình đẩy vật gây hóc vào sâu hơn bên trong.
- Nếu dị vật vẫn ở trong và nạn nhân vẫn bất tỉnh, kiểm tra xem nếu họ vẫn còn thở. Đặt má lại gần miệng nạn nhân. Trong vòng 10 giây, nhìn xem nếu ngực nạn nhân phồng lên, xẹp xuống, nghe tiếng thở và cảm nhận hơi thở của nạn nhân trên má bạn.
- Nếu nạn nhân không thở, bắt đầu hô hấp nhân tạo. Hô hấp nhân tạo ấn ngực cũng có thể giúp làm thông đường thở.
- Yêu cầu người khác gọi cấp cứu hoặc tự gọi cấp cứu nếu bạn chỉ có một mình và sau đó quay trở lại giúp nạn nhân. Tiếp tục hô hấp nhân tạo và kiểm tra đường thở trong khi đợi trợ giúp. Hô hấp nhân tạo bằng miệng 2 lần sau mỗi 30 lần hô hấp nhân tạo ấn ngực. Nhớ kiểm tra lại đường thở trong khi hô hấp nhân tạo.
10. Tới gặp bác sĩ: Nếu như sau khi bị hóc, nạn nhân ho liên tục, có bất cứ khó khăn nào trong việc thở hoặc cảm giác vẫn còn vật mắc trong họng, họ nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Đẩy bụng cũng có thể gây ra tổn thương hoặc bầm tím ở bên trong. Nếu bạn dùng thủ thuật này hoặc hô hấp nhân tạo trên người khác, họ nên được bác sĩ kiểm tra sau khi đó.
Phần 2. Tự sơ cứu cho bản thân.
1. Gọi cấp cứu: Nếu bạn bị hóc khi đang ở một mình, gọi cấp cứu ngay lập tức. Ngay cả khi bạn không thể nói, hầu hết các dịch vụ khẩn cấp vẫn gửi người đến để kiểm tra cuộc gọi. Lưu ý, tại Việt Nam số điện thoại cấp cứu là 115
2. Tự thực hiện thủ thuật Heimlich lên bản thân mình: Bạn có thể sẽ không thực hiện được mạnh như người khác nhưng bạn vẫn có thể thử đẩy dị vật ra.
- Nắm tay thành một nắm đấm và đặt lên bụng phía trên rốn.
- Giữ nắm đấm đó với tay còn lại của bạn.
- Nghiêng người về phía trước qua một chiếc ghế, bàn, hoặc một vật dụng rắn khác.
- Đẩy nắm tay của bạn vào trong và đi lên như đã được miêu tả ở phía trên.
- Lặp lại cho đến khi dị vật đã được loại bỏ hoặc cấp cứu đến nơi.
- Đảm bảo rằng dị vật và tàn dư của nó đã được loại bỏ hoàn toàn (khạc ra nếu cần thiết).
3. Tìm đến sự tư vấn của bác sĩ: Nếu bạn ho liên tục, thở khó khăn hoặc vẫn có vật nằm trong họng, hãy tìm đến chuyên gia y tế ngay lập tức.
- Đẩy bụng cũng có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng. Nếu đã sử dụng thủ thuật này lên mình, bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay sau đó.