Các bác sĩ khoa Ngoại Tổng Hợp – Bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp vừa tiến hành phẫu thuật thành công lấy bỏ khối sỏi san hô kích thước 11 x 7 cm xù xì lớn hình củ gừng nặng 135 gram cho một bệnh nhân sỏi thận.
Bệnh nhân anh N.V.T, 30 tuổi, Hà Nội cho biết bản thân ít khi đi kiểm tra >sức khỏe, ở nhà thỉnh thoảng đi tiểu có lẫn máu nhưng chủ quan không đi khám, tự mua thuốc lá về sắc uống nhiều tháng. Gần đây, anh T thấy đau nhiều vùng sườn lưng bên phải kèm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu đi khám sức khỏe.
Bác sĩ chẩn đoán anh T, bị ứ nước thận phải độ III do sỏi san hô lớn thận phải/Sỏi thận 2 bên. Bệnh nhân có chỉ định can thiệp phẫu thuật lấy sỏi san hô thận phải.
Tuy nhiên, việc phẫu thuật này được tiên lượng là khó khăn, nguy cơ phải cắt bỏ thận cao do sỏi san hô lớn và chảy máu nhiều trong quá trình phẫu thuật.
Các bác sĩ đã phẫu thuật thành công lấy khối >sỏi thận phải kích thước 11 x 7 cm xù xì lớn hình củ gừng và nhiều viên sỏi nhỏ ra khỏi thận của bệnh nhân.
Theo bác sĩ chuyên khoa tiết niệu Nguyễn Quang Cừ – Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết sỏi tiết niệu là bệnh lý rất phổ biến, thường gặp với tần xuất tái phát cao, hay gặp nhất ở các vùng nhiệt đới. Việt Nam là nước nằm trong vành đai sỏi trên thế giới, có nhiều bệnh nhân bị sỏi tiết niệu. Bệnh chiếm tỉ lệ 45- 50% bệnh lý tiết niệu, trong đó sỏi thận chiếm khoảng 70 – 75 % , tuổi thường gặp từ 30 – 60 tuổi, tỉ lệ gặp ở nam (60%) nhiều hơn ở nữ (40%).
Sỏi thận (lithiasis) hình thành bên trong thận. Sỏi thận được hình thành từ muối khoáng và axit.
Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu – khoáng sản và các chất lỏng và axit – đang mất cân bằng. Khi điều này xảy ra, nước tiểu có chứa nhiều chất tạo thành tinh thể, chẳng hạn như canxi, oxalat và acid uric, so với các chất lỏng có thể pha loãng.
Khi đã phát hiện sỏi cần điều trị sớm để tránh các biến chứng viêm nhiễm, suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến tử vong. Khoảng 80 % bệnh sỏi tiết niệu được chữa khỏi hoặc kiểm soát được bằng điều trị nội khoa. Phần còn lại cần phải can thiệp ngoại khoa.
Bác sĩ Cừ khuyến cáo khi bị đau vùng thắt lưng hoặc tiểu máu, tiểu buốt người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà. Siêu âm thận, chụp Xquang ổ bụng là phương pháp cận lâm sàng cơ bản giúp phát hiện sỏi đường tiết niệu.
Bởi, người bệnh không điều trị sỏi sẽ tàn phá làm mất chức năng thận, gây ra những đợt nhiễm trùng thận tái đi tái lại, đôi khi nhiễm trùng nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng của người bệnh.
Điều trị sỏi thận hiện nay, bác sĩ Cừ cho biết y học hiện giờ rất tiên tiến và phương pháp chữa sỏi thận được áp dụng nhiều nhất bây giờ là tán sỏi thay vì mổ lấy sỏi như trước kia. Tùy thuộc vào sỏi thận cập độ nặng hay nhẹ, kích thước của viên sỏi mà bác sĩ sẽ phương pháp tán sỏi phù hợp.