Rất nhiều người cho rằng, không thể uống sữa, ăn chuối, uống trà,… khi bụng đói. Tuy nhiên, điều này có đúng không, bài viết dưới đây là câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng.
Chuyên gia >dinh dưỡng Lý Hiểu Lệ, Giám đốc đặc Hiệp hội thực phẩm dinh dưỡng bảo vệ >sức khỏe thủ đô, chuyên gia dinh dưỡng công cộng cấp quốc gia (Trung Quốc) sẽ phân tích về điều này.
1. Uống sữa khi bụng đói sẽ lãng phí chất dinh dưỡng?
Uống sữa khi bụng đói có gây lãng phí chất dinh dưỡng không? Sữa có chứa nước và tỷ lệ này không thấp. Nhưng sữa cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein. Bất luận là uống sữa lúc bụng đói, đều cần phải tiêu hóa hấp thu, do đó uống sữa cũng giống như uống nước, chỉ có điều không khuyến cáo uống sữa lúc bụng đói.
Bởi khi bụng trống rỗng uống sữa rất dễ làm tăng thêm triệu chứng không dung nạp đường lactose. Kiến nghị nên uống sữa ăn kết hợp với các thực phẩm khác vào bữa sáng. Tốc độ làm rỗng dạ dày thực sự chậm hơn so với bụng đói, sự hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ nhiều hơn và việc kết hợp uống sữa với các thực phẩm khác sẽ càng cân bằng chất dinh dưỡng.
2. Ăn chuối khi bụng đói rất dễ bị ngừng tim?
Tuyên bố này không có căn cứ. Chỉ có điều là trong chuối có hàm lượng kali phong phú, lượng kali quá mức, đồng thời nếu lại mắc bệnh thận, sẽ gây rối loạn bài tiết kali, tăng kali máu và xuất hiện các triệu chứng của bệnh cấp tính, có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột. Tuy nhiên nếu thực sự ăn chuối có thể xuất hiện tình trạng tăng kali máu, thì phải ăn đến vài cân chuối một lúc. Buổi sáng muốn ăn chuối, không cần phải lo lắng là bụng có đói hay không.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trái cây họ cam quýt không kiến nghị ăn lúc đói. Bởi hàm lượng axit hữu cơ tương đối cao, có thể gây ra sự tiết quá nhiều axit dạ dày. Cũng không kiến nghị dùng các loại trái cây có hàm lượng axit tannic cao, chẳng hạn như qảu hồng và táo đen.
3. Uống trà khi bụng đói tổn thương dạ dày?
Điều này là có thể, bởi trà, đặc biệt là trà xanh, bởi trong trà có chất polyphenol và hàm lượng caffeine rất cao, nếu sử dụng trà khi bụng đói, một số hoạt chất sẽ kết hợp với protein trong dạ dày, kích thích dạ dày, dễ làm tổn thương dạ dày, cũng dễ xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, chóng mặt, hay còn gọi là hiện tượng “say trà”.
Đặc biệt đối với những người có chức năng đường tiêu hóa không tốt, càng không nên uống trà. Ngoài ra, uống trà khi bụng đói càng làm loãng dịch tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự hoạt động của đường tiêu hóa.