Thịt lợn là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người Việt. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của lợn cũng chứa các chất dinh dưỡng. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên “né” những bộ phận này kẻo rước bệnh vào người.
Thịt lợn là nguồn đạm phổ biến vì dễ ăn và giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên nó cũng là loại thịt dễ nhiễm vi khuẩn, giun sán cũng như ngấm chất hóa học trong quá trình chăn nuôi. Tốt nhất, bạn đừng nên ăn quá nhiều những bộ phận sau từ lợn để cơ thể được an toàn:
Ăn tiết canh
Trong những thực phẩm có tác dụng bổ sung sắt và bổ máu thì tiết lợn đứng đầu bảng lựa chọn. Chỉ cần con lợn khỏe mạnh, sản phẩm từ tiết được chế biến an toàn là có thể dùng được.
Nhưng nếu như bạn không cẩn thận mà mua phải lợn chết, lợn bệnh, tiết lợn không còn tươi mới hoặc chưa được nấu chín thì đó lại là một vấn đề khác. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Liên cầu khuẩn gây ra các triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp và thậm chí tử vong. Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn.
Óc lợn
Nhiều mẹ thường có quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên thường mua óc lợn ép con ăn, nhưng kỳ thực óc lợn không hề có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não như đồn đại. Trái lại ăn nhiều óc lợn còn khiến cho trẻ đối mặt với nguy cơ béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch…
Óc lợn rất giàu dưỡng chất. Các chỉ số thống kê cho thấy, cứ 100g óc lợn có tới 2500mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
Gan lợn
Không chỉ riêng gan lợn mà hầu hết các loại gan động vật đều không nên ăn nhiều. Lí do là bởi gan chịu trách nhiệm thải độc cho cơ thể, do đó nó thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại. Nó không chỉ là chất độc hay vi khuẩn thông thường mà còn có thể là kim loại nặng, về lâu dài dễ tăng nguy cơ ung thư nội tạng. Ăn nhiều gan cũng làm lượng cholesterol nạp vào cơ thể, dễ gây các vấn đề tim mạch khi lớn tuổi.
Tốt nhất, bạn nên hạn chế ăn gan. Khi chế biến gan cũng nên làm sạch kĩ: Ngâm gan trong nước muối 10 phút, sau đó bóp cho ra sạch máu mới chế biến. Bạn lưu ý tuyệt đối không được ăn gan còn sống, tái.
Lòng già, lòng non và nội tạng của lợn
Hai bộ phận này cũng như các nội tạng khác của lợn chứa rất nhiều protein và cholesterol. Điều này không có lợi cho những người có bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu, rối loạn chuyển hóa.
Nếu bạn ăn trong tình trạng chưa chín sẽ rất nguy hiểm do trong ruột lợn có chứa coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn… Ăn nhiều nội tạng lợn cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.
Phổi lợn
Phổi lợn có rất nhiều phế nang, là nơi dễ dàng tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Lợn có thói quen hít thở sát mặt đất, nên lượng bụi bẩn hít vào phổi mỗi ngày cực lớn. Khi ăn bộ phận này, chúng ta rất dễ nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng. Tất nhiên là việc chế biến sạch sẽ kèm sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh bình thường vẫn có thể ăn phổi lợn nhưng không nên ăn nhiều. Người già, người mắc bệnh mãn tính không nên ăn phổi lợn.
Mỡ lợn
Theo khuyến cáo của bác sĩ đối với người mắc bệnh béo phì, người già, người muốn giảm cân tuyệt đối không nên ăn mỡ lợn. Người béo phì ăn mỡ lợn sẽ khó giảm cân, người già men tiêu hóa giảm rất khó khăn trong việc hấp thụ, người mắc bệnh tim mạch ăn quá nhiều mỡ khiến lượng cholesterol trong máU tăng cao gây nhiều biến chứng đối với >sức khỏe.
Bì lợn
Vốn là món ăn được nhiều người ưa chuộng, thậm chí nhiều người cho rằng ăn bì lợn sẽ giúp làn da căng bóng và mịn màng hơn do chứa nhiều collagen. Tuy nhiên, trên thực tế thì món ăn này không được khuyến cáo sử dụng vì sức khỏe.
Các bác sĩ cho biết: “Protein ở da chủ yếu được cấu tạo từ galetin và collagen. Chúng có vai trò trong việc làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, rất quan trọng để cấu tạo da, xương, sụn, các tổ chức liên kết trong cơ thể. Nhưng đây là loại protein rất khó tiêu, do đó không nên ăn nhiều. Ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể mắc bệnh”.
Thịt lợn cung cấp nguồn chất đạm, béo, khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể duy trì nguồn năng lượng để hoạt động những không phải cứ ăn nhiều vào là tốt. Một số lưu ý của các chuyên gia >dinh dưỡng trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về món ăn quen thuộc này để bảo vệ cho sức khỏe cho bản thân và gia đình.