Đôi khi do tính chất công việc và cuộc sống bắt buộc bạn phải ăn tối muộn. Nhưng nếu thói quen ăn tối muộn trở nên thường xuyên sẽ có tác động không tốt đến dạ dày và sức khỏe của bạn
Nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã tiết lộ, càng muộn sau 18 giờ (6 giờ tối), >sức khỏe tim mạch càng kém, nguy cơ tăng huyết áp và tăng chỉ số khối cơ thể càng cao, và kiểm soát đường huyết cũng kém hơn, theo Daily Mail.
Bác sĩ Ebru Özpelit - giáo sư khoa tim mạch từ ĐH Dokuz Eylül cho biết: "Chúng ta nên có tần suất ăn uống lý tưởng, vì cách chúng ta ăn gây ảnh hưởng rất nhiều. Ăn sáng là quan trọng, ăn trưa cũng vậy. Nhưng ăn tối nên ít lại, và không nên ăn muộn sau 7h tối".
Ăn khuya có thể tàn phá mức đường huyết lúc đói vào sáng hôm sau. Các bữa ăn khuya thường làm tăng năng lượng đường trong máu cao hơn bình thường vào sáng hôm sau.
Kiểm soát lượng đường trong máu của người ăn trễ kém hơn, so với những người> ăn tối sớm hơn, do độ nhạy insulin giảm xuống, làm khả năng đào thải đường ra khỏi máu giảm xuống, theo Daily Mail.
Chuyên gia >dinh dưỡng lâm sàng, tiến sĩ Rupali Dutta (chuyên khoa Khoa học Sinh học, từ Đại học Kỹ thuật Michigan, Mỹ), cho biết ăn tối sớm rất tốt cho tiêu hóa.
Cơ thể được thiết lập để xử lý thức ăn hiệu quả vào ban ngày. Ban đêm, cơ thể tiết ra ít nước bọt hơn, dạ dày tiết ít dịch vị hơn, việc co bóp để di chuyển thức ăn qua ruột cũng chậm lại. Càng ăn muộn, càng có nhiều nguy cơ thức ăn ở lại trong ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Ăn đêm là nguyên nhân hàng đầu khiến cân nặng tăng mất kiểm soát. Trao đổi chất của cơ thể có xu hướng chậm lại vào cuối ngày nên nếu bạn ăn quá muộn thì thực phẩm sẽ khó tiêu hóa. Những thực phẩm này thay vì chuyển thành năng lượng thì lại chuyển hóa thành chất béo và khiến cơ thể đặc biệt là phần bụng dưới béo lên dễ dàng. Tình trạng này nếu kéo dài thì nguy cơ mắc bệnh béo phì sẽ rất cao.
Ăn đêm khiến dạ dày phải tăng cường hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Dạ dày cứ hoạt động liên tục như vậy trong lúc ngủ sẽ khiến cơ thể không thể nào nghỉ ngơi hoàn toàn mà rơi vào trạng thái khó ngủ, ngủ chập chờn. Đặc biệt, nếu bạn ăn đêm nhiều đêm liên tiếp sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học sẽ khiến bạn mất ngủ giữa chừng.
Một khi chất lượng giấc ngủ không tốt thì cực kỳ hại sức khỏe bởi nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như giảm trí nhớ, trầm cảm, huyết áp, tim mạch thậm chí cả ung thư và đột quỵ.
Một trong những lý do khiến bạn tăng cân khi ăn đêm chính là cảm giác đói khi ngủ dậy. Bạn sẽ cảm thấy đói hơn, dẫn đến việc ăn nhiều hơn và tăng cân.
Cụ thể thì khi ăn đêm, lượng insuline trong máu sẽ tăng lên. Nhưng đổi lại thì ghrelin - hormone kích thích cơn đói cũng sản sinh nhiều hơn.
Ghrelin bình thường được cơ thể tiết ra từ 8h tối - 8h sáng hôm sau. Quá trình này vẫn diễn ra bình thường kể cả khi bạn ăn đêm, do đó bạn sẽ thấy đói hơn bình thường rất nhiều khi thức dậy.