Ăn hồng không chỉ giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho tiêu hóa (lượng chất xơ gấp 2 lần trái cây khác), chống lão hóa, cải thiện thị giác, làm đẹp da tóc và chống ung thư, ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch... Tuy nhiên nhiều người ăn hồng sẽ nguy hiểm:
Theo thông tin từ Thanh Niên, cách đây ít ngày, nữ bệnh nhân tên Đ.T.C (37 tuổi, trú tại Tân Việt, Đông Triều, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng đau quặn bụng vùng quanh rốn kèm theo bí trung, đại tiện.
Tại bệnh viện, bác sĩ tiến hành chụp CT và soi dạ dày đã phát hiện bệnh nhân bị tắc ruột do cục bã thức ăn. Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 1-2 tuần trước, chị C. ăn cùng lúc khoảng 5 >quả hồng lúc đói.
Sau 1 giờ đồng hồ nội soi, các bác sĩ đã lấy ra 2 cục bã thức ăn tại dạ dày và 1 cục bã tại ruột non của người bệnh.
Bác sĩ Đỗ Quang Út (Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí), cho biết cục bã thức ăn hình thành do sự tích tụ các chất được ăn uống vào dưới dạng các khối hoặc khối đông kết không tiêu hóa được. Như trường hợp của người bệnh nhân C. thì việc ăn nhiều quả hồng khi đói đó cũng là một trong những nguyên nhân hình thành cục bã thức ăn. Bởi trong quả hồng có chất nhựa gây kết dính thức ăn tạo nên cục thức ăn lớn rất khó tiêu hóa.
Dẫn tin từ Tuổi Trẻ, hồng là loại trái cây chứa ít calo và nhiều chất xơ cùng rất nhiều dưỡng chất tốt cho >sức khỏe như: calo: 118; tinh bột: 31g; đạm: 1g; chất béo: 0,3g; chất xơ: 6g; vitamin A: 55% RDI (lượng khuyến nghị hằng ngày);
Vitamin C: 22% RDI; vitamin E: 6% RDI; vitamin K: 5% RDI; vitamin B6 (pyridoxine): 8% RDI; kali: 8% RDI; đồng: 9% RDI; mangan: 30% RDI; các thiamin (B1), riboflavin (B2), folate, magie và phốt pho dồi dào cùng nhiều hợp chất thực vật, bao gồm tanin, flavonoid, caroten...
Vì vậy ăn hồng không chỉ giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho tiêu hóa (lượng chất xơ gấp 2 lần trái cây khác), chống lão hóa, cải thiện thị giác, >làm đẹp da tóc và chống ung thư, ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch... Tuy nhiên nhiều người ăn hồng sẽ nguy hiểm:
- Người bị tiểu đường: Quả hồng chứa 10,8% carbohydrate mà hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, nên sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến lượng đường huyết tăng lên.
- Người có thể trạng kém: Đối với những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu… không nên ăn hồng.
- Người bị táo bón: Những người thường xuyên bị táo bón cũng không nên ăn quả hồng. Bởi chất tannin có trong quả hồng khi gặp và hợp chung với calcium, zinc, magnesium và vài khoáng chất khác sẽ trở thành một hợp chất (compound) mà cơ thể không tiêu hóa được.
Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài, có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hóa.
- Người cắt dạ dày: Thông thường thực phẩm sẽ được nghiền nhỏ ở dạ dày rồi mới được đưa xuống ruột non, tuy nhiên ở những người đã cắt dạ dày hoặc cắt một phần dạ dày (nơi tiết nhiều axit), không tiêu hóa được xenlulo và các chất khác, miệng nối giữa ruột non và dạ dày lớn do vậy thực phẩm ăn vào rơi luôn xuống ruột, vón cục lại thành từng mảng lớn đi đến đâu gây tắc đến đó.
Ngoài ra người bị thiếu máu, người đang uống sắt... cũng hạn chế ăn hồng vì gây cản trở hấp thu sắt.
Không ăn hồng lúc đói; cũng cần tránh ăn hồng với các thực phẩm đại kỵ như: rượu, canh cua, thịt ngỗng, khoai lang, hải sản...