Mới đây một người đàn ông đã bị ngộ độc khí, hôn mê và tổn thương não do thói quen sưởi ấm trong mùa đông rất nhiều người mắc phải.
Hôn mê sâu vì đốt than sưởi ấm
Vài tuần trở lại đây, miền Bắc nhiệt độ giảm sâu, giá lạnh ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, công việc của người dân. Để đối phó với giá buốt, không ít gia đình chọn phương pháp đốt than để sưởi ấm khi ngủ. Tuy nhiên, do không lường trước được tác hại khôn lường của khí độc do đốt than đối với >sức khỏe nhiều trường hợp đã phải nhập viện, thậm chí tử vong.
Mới đây, một người đàn ông ở tỉnh Hưng Yên vừa bị ngộ độc khí, bất tỉnh và bị tổn thương não do sưởi ấm bằng than củi.
Sự việc xảy ra vào ngày 20/12, nạn nhân là một người đàn ông tên H. 42 tuổi. Người đàn ông này đã đốt than củi để sưởi ấm từ 10h đêm và đóng kín cửa phòng đi ngủ. Đến sáng hôm sau, khi người nhà gọi cửa, không thấy trả lời, nên đã phá cửa xông vào, đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân ở trong tình trạng hôn mê, có dấu hiệu tổn thương thần kinh,… Sau đó bệnh nhân được các bác sĩ cho thở máy và điều trị theo phương pháp giải độc ngộ độc khí. Sau 1 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân rất nặng, vẫn hôn mê và các bác sĩ sẽ cố gắng làm mọi thứ để bệnh nhân bị tổn thương não ít nhất có thể.
Là một bác sĩ chuyên về chống độc, ông Nguyên cho biết, điều nguy hiểm nhất khi ngộ độc khí CO, khí than đó là bệnh nhân rất nhanh bị rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não và tử vong.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Saostar,bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi tiếp nhận, bệnh nhân đã ở trong tình trạng hôn mê, có dấu hiệu tổn thương thần kinh…
Sau đó bệnh nhân được các bác sỹ cho thở máy và điều trị theo phương pháp giải độc ngộ độc khí. Sau 1 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân vẫn rất nặng, còn hôn mê và các bác sỹ sẽ cố gắng để bệnh nhân bị tổn thương não ít nhất có thể.
“Trường hợp bệnh nhân đốt than trong phòng kín nên bị ngộ độc khí CO rất nặng và đã hôn mê. Tiên lượng những trường hợp này tổn thương não lâu dài, nhưng ở mức độ như thế nào thì không thể nói trước được, điều đó còn tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh”, bác sỹ Nguyên thông tin.
Là một bác sỹ chuyên về chống độc, bác sỹ Nguyên cho biết, điều nguy hiểm nhất khi ngộ độc khí CO, khí than đó là bệnh nhân rất nhanh bị rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não và tử vong.
“Phần lớn các bệnh nhân tử vong tại chỗ hoặc đến viện muộn trong tình trạng tổn thương não rất nhiều. Vì thế, nhiều trường hợp nếu cứu được cũng để lại biến chứng lâu dài, có thể ảnh hưởng đến não, rối loạn tri giác…”, bác sỹ Nguyên cho hay.
Khí CO là một hợp chất không màu, không mùi, thoát ra từ một vài nguyên liệu như than đá, methane, dầu mỏ cháy không hoàn toàn.
Nạn nhân hít phải khí CO sẽ trực tiếp lan vào phổi và máu, ở đây CO kết hợp cùng hemoglobin (hồng huyết cầu) trong máu tạo thành cacboxy hemoglobin (HbCO). Chất này khi tấn công tế bào sẽ ngăn chặn quá trình giải phóng oxy, làm giảm khả năng dẫn truyền oxy của máu, gây ra trạng thái thiếu oxy.
Những người hít phải khí này, nặng thì sẽ tử vong, nhẹ thì để lại các di chứng về thần kinh, bệnh lý tâm thần.
Khi sắc tố hồng huyết cầu hết dưỡng khí thì lúc này cơ thể cũng bắt đầu cạn kiệt oxy. Bên cạnh đó, khí CO còn có khả năng làm hư hại tế bào và phát sinh môi trường chuyển hóa acid khi kết hợp với myoglobin.