Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP về lâu dài nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra viêm loét dạ dày hoặc nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.
PGS Nguyễn Duy Thắng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa, Gan mật Việt Nam cho biết có những cháu còn rất nhỏ đã nhiễm >vi khuẩn HP và đặc biệt bé trai nhỏ nhất mới chỉ 2 tuổi.
Bé Hoàng A. 2 tuổi, Hà Nội thường xuyên biếng ăn và ôm bụng khóc, mẹ của bé đưa con đi khám và bác sĩ cho khám tiêu hóa. Kết quả bất ngờ bé 2 tuổi đã viêm loét dạ dày và có vi khuẩn HP đang hoạt động mạnh. Bác sĩ đã chẩn đoán viêm loét dạ dày kèm HP và cho bé uống kháng sinh điều trị bệnh 1 tháng.
Mẹ của bé cho biết chị bị viêm dạ dày có HP từ lâu nhưng đã điều trị và nghĩ bệnh đã khỏi. Khi đi khám cho con chị tranh thủ test HP lại thì bất ngờ HP dương tính hoạt động mạnh. Bác sĩ nghi ngờ bé có thể lây nhiễm HP từ mẹ do thói quen hôn con suốt ngày của bà mẹ bỉm sữa này. Ngoài ra, trẻ ăn chung đồ ăn cũng có thể lây nhiễm HP.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và đào tạo Tiêu hóa Gan mật, tỷ lệ nhiễm HP trong quần thể là 87,5%. Tỷ lệ nhiễm HP ở bố 84,9%, mẹ 84,0%, con trai 92,8%, và con gái 90,7%. Tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ dưới 8 tuổi đạt 98,6% và 8-10 tuổi đạt 95,5%. Tỷ lệ nhiễm HP ở nam 88,3% và nữ 86,8%. Mức độ nhiễm HP 100% thành viên trong gia đình đến khám chiếm 69,4%.
Trẻ em nhiễm HP có thể bị các biến chứng khó tiêu, viêm dạ dày cấp và mạn, loét dạ dày tá tràng, lâu dài dẫn đến ung thư. Trẻ mang khuẩn sẽ chán ăn, buồn nôn, trẻ chậm lớn, nặng nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen hôi.
GS Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai thông tin hiện nay heo 70 % dân số Việt Nam bị >nhiễm khuẩn HP, trong đó trẻ em dưới 10 tuổi dễ nhiễm nhất. Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn chỉnh nên nguy cơ lây nhiễm cao.
Đường lây bệnh ở trẻ nhỏ chủ yếu là miệng – miệng và phân – miệng. Trẻ được người lớn hôn, thơm vào miệng để thể hiện cử chỉ yêu thương mà không biết đã vô tình lây nhiễm virus HP nếu người lớn có khuẩn trong cơ thể. Trẻ nhỏ cũng được người lớn mớm, đút thức ăn, dùng chung đũa, uống chung ly nên khả năng lây lan bệnh rất cao.
Bên cạnh đó, trẻ còn nhỏ nên chưa có ý thức tự bảo vệ chăm sóc >sức khỏe cho bản thân. Trẻ thường quên rửa tay sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với những khu vực không sạch sẽ, chơi đùa với con vật nuôi bẩn, là nguy cơ lây bệnh.
Bác sĩ Long cho biết mỗi nước có khuyến cáo khác nhau về việc điều trị vi khuẩn HP. Ở Việt Nam nếu chưa có triệu chứng thì trước mắt chưa cần phải điều trị. Độ tuổi phù hợp để điều trị HP là 30-40. Trẻ nhỏ nếu như không có biểu hiện nặng vẫn có thể sống hoàn toàn bình thường. Ngoài tác hại, HP vẫn có lợi như giảm nhiễm trùng đường tiêu hóa, giảm dị ứng ở trẻ.
Vi khuẩn HP chủ yếu là gây bệnh đau cấp tính và mãn tính ở dạ dày và hành tá tràng. Helicobacter pylori sống được bên trong lớp chất nhầy của dạ dày hoặc bám vào màng lót dạ dày.
Các vi khuẩn khác không thể sống được trong dạ dày vì bị tiêu diệt bởi chất acid do niêm mạc dạ dày tiết ra. Do không có các vi khuẩn khác ký sinh cạnh tranh trong dạ dày nên HP càng phát triển nhanh chóng. HP có thể có mặt ở mọi nơi trong dạ dày, tuy nhiên thực tế cho thấy hang vị là nơi HP cư trú nhiều nhất.
Khi ở trong dạ dày, vi khuẩn HP sản xuất ra những độc tố để chống lại các cơ chế bảo vệ dạ dày. HP tiết ra những chất gây tổn hại cho tế bào gây ra viêm sưng, hoại tử, kích thích lớp niêm mạc dạ dày bài tiết ra acid nhiều hơn và từ đó tạo nên các vết loét dạ dày và hành tá tràng là nó được xem là một là thủ phạm của đến 90% các trường hợp trong viêm dạ dày mạn, 85-90% trong loét dạ dày và 90-95% trong loét hành tá tràng. Đặc biệt nhiễm HP có thể gây ra ung thư dạ dày trong tương lai.