Ở Việt Nam, tỉ lệ người bị hen phế quản chiếm 5% dân số, ước tính hơn 4 triệu người, trong đó, tỉ lệ trẻ em bị bệnh là 8 – 12%, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 12 – 13 tuổi. Hen phế quản là căn bệnh 'giết người' chỉ sau ung thư.
Hen phế quản là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới và ở nước ta, có xu hướng ngày càng gia tăng, tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen trên phạm vi toàn cầu và đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 400 triệu người.
Tử vong do hen cũng tăng rõ rệt ở nhiều nước. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 250.000 trường hợp tử vong do hen, trong đó có khoảng 85% những trường hợp tử vong do hen có thể tránh được nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời.
Còn ở Việt Nam, tỉ lệ người bị hen phế quản chiếm 5% dân số, ước tính hơn 4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ trẻ em bị bệnh là 8 – 12%, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 12 – 13 tuổi.
Thống kê mới đây cho thấy, tại Hà Nội có 8,1% trẻ em nội thành và 6,7% trẻ em ngoại thành bị hen phế quản. Còn nếu tính riêng ở lứa tuổi tiểu học thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh là 9% ở nội thành và 7% ở ngoại thành.
Tại TP. HCM, con số này cao hơn rất nhiều, cụ thể là có 29,1% trẻ dưới 18 tuổi bị hen phế quản, con số thuộc loại cao nhất châu Á. Điều này khiến Tổ chức y tế ISAAC (chuyên nghiên cứu >bệnh hen suyễn và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu) gọi TP. HCM là “thủ đô” của bệnh hen phế quản tại châu Á. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, gây chết người nhiều thứ 2 chỉ sau bệnh ung thư.
Hen phế quản tiến triển từng đợt cấp, sau mỗi đợt, bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm hơn, bệnh hay gây ra những biến chứng như:xẹp phổi, nhiễm khuẩn phế quản, khí phế thũng, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: gặp ở khoảng 5% hen mạn tính. Khi có tràn khí phải xử trí cấp cứu kịp thời. Tràn khí màng phổi hai bên là nguyên nhân gây đột tử ở người hen phế quản, tâm phế mạn tính và cuối cùng là ngừng hô hấp kèm theo có tổn thương não rồi cuối cùng đưa đến hôn mê và tử vong. Suy hô hấp thường gặp ở những bệnh nhân bị hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen.